Ngã ba Đồng Lộc và khát vọng hòa bình: Thịt da đọ với đạn bom

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
16 giờ ngày 24-7-1968, một quả bom của không lực Mỹ ném trúng nơi 10 nữ thanh niên xung phong đang trú ẩn ở Ngã ba Đồng Lộc và 10 cô gái tuổi xanh đã vĩnh viễn nằm lại ngã ba này.
Thăm lại đồng đội đã hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc
Thăm lại đồng đội đã hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc
Thân xác vùi trong đất đá
"Tôi hét lên, kêu tên từng người nhưng không nghe tiếng ai trả lời. Tôi chạy đến, dùng hai tay bới đất đá trước miệng hầm, bới một lúc thì phát hiện được 2 người, nhưng không ai còn sống…”-ông Nguyễn Thế Linh nguyên Đại đội trưởng Đại đội 552 TNXP Hà Tĩnh giai đoạn chiến tranh chống Mỹ

Dẫn chúng tôi đi thăm các dấu tích của cuộc chiến tàn khốc tại Ngã ba Đồng Lộc, ông Nguyễn Thế Linh, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 552 thanh niên xung phong (TNXP) Hà Tĩnh giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, nhớ lại: Khoảng 15 giờ 30 ngày 24.7.1968, có 3 chiếc máy bay F4 kéo đến gầm rú trên bầu trời Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, H.Can Lộc, Hà Tĩnh). Chừng 30 phút sau, 1 chiếc vòng lại và bắt đầu dội bom. Một quả bom đã rơi trúng ngay phía trước căn hầm đang đào dở nằm sát bên đường 15 thuộc núi Trọ Voi và là nơi trú ẩn của 10 cô gái TNXP thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552.

Một tiếng nổ rung chuyển núi đồi. Ông Nguyễn Thế Linh lúc đó đang ở đồi chỉ huy, cách nơi 10 TNXP ẩn náu chừng vài trăm mét, nghe tiếng bom nổ rất gần và linh tính mách bảo đã có chuyện dữ xảy ra. Máy bay vừa rút đi, ông Linh hộc tốc chạy đến núi Trọ Voi, nơi hướng quả bom vừa nổ. Đến nơi, ông đứng khựng lại và bàng hoàng khi thấy trong mịt mù khói bom, 1 hố bom khoét sâu, vùi lấp căn hầm đang đào dở, 10 nữ TNPX không còn ai. “Tôi hét lên, kêu tên từng người nhưng không nghe tiếng ai trả lời. Tôi chạy đến, dùng hai tay bới đất đá trước miệng hầm, bới một lúc thì phát hiện được 2 người, nhưng không ai còn sống”, ông Linh xúc động nhớ lại.
Tiểu đội TNXP khác cùng bộ đội ngay sau đó đã đến đào bới đất đá, tìm kiếm đồng đội. Thi thể 9 nữ TNXP lần lượt được tìm thấy trước khi trời tối. Sang ngày thứ 3, thi thể chị Hồ Thị Cúc, Tiểu đội phó, mới được tìm thấy cách đó chừng 20 m trong tư thế đang ngồi, đầu vẫn đội nón, bên cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay tứa máu vì đang cố bới đất để tìm đường ra, nhưng không thành. “Tiểu đội 4 có 16 người, đều là nữ. Hôm đó có 2 đồng chí nghỉ vì bị ốm, 4 đồng chí khác đang đi nhận tư trang, vật tư, còn 10 đồng chí tham gia san hố bom và tranh thủ đào hầm trú ẩn thì chết hết, không còn ai nữa”, ông Linh kể.
Ông Nguyễn Thanh Bính (quê ở xã Thạch Vĩnh, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), nguyên cán bộ kỹ thuật giao thông TNXP tham gia ở chiến trường Đồng Lộc, tác giả bài thơ nổi tiếng Cúc ơi!, kể: chiều 25.7.1968, trong khi đại đội tiếp tục tìm kiếm thi thể chị Cúc, ông đến ban chỉ huy của đại đội này đóng ở xã Xuân Lộc (H.Can Lộc), cách Ngã ba Đồng Lộc khoảng 2 km. Khi đến đây, ông thấy thi thể 9 cô tìm thấy tối hôm trước đã được chôn cất ở nghĩa trang sau núi Bãi Rĩa, còn 1 cái quan tài và 1 huyệt mộ đang chờ thi thể chị Cúc. Xúc động, ông viết bài thơ Hồn Trinh nữ ở đâu rồi bỏ vào túi áo.
Sáng hôm sau, ông ra hiện trường nơi các lực lượng đang tìm kiếm chị Cúc, đưa bài thơ ra đọc: “Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang/Cúc ơi em ở đâu sao không về tập hợp?/Chín bạn đã quây quần đủ hết/Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh/A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh/Chỉ thiếu mình em/Chín bỏ làm mười răng được!/Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc/Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần/Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng/Cúc ơi! em ở đâu?/Đất nâu lạnh lắm/Da em xanh/Áo em thì mỏng!...”. Đọc xong, ông đốt bài thơ tại bàn thờ lập tạm của chị Cúc. Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, thi thể chị Cúc được tìm thấy. Sau này, ông Bính đổi tên bài thơ thành Cúc ơi!. Đến ngày 29.9.1968, bài thơ được ông gửi cho Đài tiếng nói VN phát trên tiết mục Tiếng thơ.
 
Hố bom đã vùi lấp 10 nữ TNXP mở đường ở Đồng Lộc
Hố bom đã vùi lấp 10 nữ TNXP mở đường ở Đồng Lộc
Lỡ lời nguyện ước
10 nữ TNXP đã ra đi khi đang ở tuổi 17 - 24. Ngoài chị Cúc, các chị còn lại đều chưa lập gia đình. Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần đã có lễ ăn hỏi và trao lọn tóc thề cho chàng trai Nguyễn Đức Hồng ở cùng xóm, lúc đó cũng đang chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Ông Hồng sinh năm 1943, nhiều hơn cô Tần 1 tuổi. Biết nhau từ nhỏ, lớn lên, thấy cô bí thư chi đoàn thôn dễ thương, năng động nên đem lòng yêu và nói bố mẹ mang trầu cau đến dạm hỏi.
Rồi ông Hồng lên đường nhập ngũ, vào chiến trường Quảng Trị. Trước ngày lên đường, cô Tần trao cho người yêu tấm ảnh chân dung và lọn tóc thề, ông Hồng trao cho người vợ tương lai chiếc lược, hẹn ngày về sẽ làm đám cưới. Trong suốt những năm tham gia chiến đấu, 4 năm đầu, thỉnh thoảng ông Hồng nhận được thư của người yêu. Nhưng đến năm 1968, khi ông chuyển ra đảo Cồn Cỏ thì hoàn toàn mất liên lạc. Giữa năm 1968, ông Hồng bị thương nặng trong một trận chiến đấu giữ đảo. Cuối năm đó, ông được điều ra Bắc học tập rồi tranh thủ về quê cưới vợ. Về đến nhà, ông mới hay tin dữ, cô Tần đã hy sinh.
Bà Hà Thị Thực, cựu TNXP ở H.Cẩm Xuyên - người từng có thời gian bám trụ tại Ngã ba Đồng Lộc những ngày tháng ác liệt ấy, cho hay chiến tranh ác liệt là thế, bom đạn bời bời là thế, nhưng lực lượng TNXP và các lực lượng khác không hề nao núng. Những người TNXP sẵn sàng lấy thịt da mình để đối chọi với bom đạn Mỹ. “Hồi đó, TNXP chúng tôi có phong trào “Ba Khoan” là: “Thương nhau khoan hãy yêu; yêu nhau khoan hãy cưới, cưới rồi hãy khoan có con” để động viên nhau gác tình riêng vì việc nước. Và cũng đã có nhiều mối tình nảy nở trên hố bom, hẹn nhau ngày hòa bình sẽ hợp hôn nhưng rồi phải dang dở vì kẻ mất người còn”, bà Thực nói.
(còn tiếp)
Khánh Hoan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null