New York ghi nhận 3 trẻ em thiệt mạng vì bệnh liên quan COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bang New York của Mỹ vừa ghi nhận 3 trẻ em thiệt mạng vì một hội chứng viêm hiếm gặp liên quan đến COVID-19. Chính quyền lo trẻ em có thể không an toàn như chúng ta từng nghĩ.

 

 Trẻ em là nhóm ít gặp biến chứng với COVID-19, tuy nhiên thời gian gần đây đã xuất hiện rải rác những ca bệnh nặng - Ảnh: AXIOS
Trẻ em là nhóm ít gặp biến chứng với COVID-19, tuy nhiên thời gian gần đây đã xuất hiện rải rác những ca bệnh nặng - Ảnh: AXIOS



Theo hãng tin Reuters, ngày 9-5, thống đốc bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo thông báo về cái chết của 3 trẻ em ở bang này liên quan đến bệnh COVID-19, một diễn biến ông gọi là "rất đáng lo ngại".

Bệnh nhân mới nhất tử vong là một em bé 5 tuổi với các triệu chứng giống sốc độc tố và bệnh Kawasaki. Các biểu hiện bao gồm tình trạng sưng viêm của các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim, sốt, nổi hạch...

Hai bệnh nhân còn lại ông Cuomo không cung cấp thông tin chi tiết, nhưng ông lưu ý rằng COVID-19 "đã lấy đi sinh mạng của ít nhất 3 trẻ em trên toàn bang".

Phát hiện trên khiến các bác sĩ Mỹ phải lật lại hồ sơ của 73 bệnh nhi từng phơi nhiễm với COVID-19 và có các triệu chứng tương tự. Đáng chú ý, số bệnh nhi này test dương tính với virus nhưng chưa biểu hiện triệu chứng lạ lúc mới nhập viện.

Thống đốc Cuomo nói càng lúc ông càng lo cho trẻ em, nhóm đối tượng được đánh giá là ít gặp rủi ro hơn so với người lớn nếu lỡ nhiễm phải COVID-19.

"Chúng tôi không còn chắc về điều đó nữa. Có thể điều này (trẻ em gặp biến chứng nặng) đã diễn ra trong nhiều tuần nhưng các bác sĩ không nhận ra nó liên quan đến COVID-19", ông Cuomo đặt vấn đề.

Hiện các nhà nghiên cứu Mỹ đang xem xét liệu hội chứng tương tự bệnh Kawasaki ở trẻ em nhiễm COVID-19 có phải do gen hay không. Những ca bệnh tương tự đã được ghi nhận ở Anh, Ý và Tây Ban Nha.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới nhưng các chủng tộc người châu Á có tần suất cao hơn.

Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 3.000 trường hợp, ở Nhật Bản là 4.500 ca bệnh. Ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh.

 

Theo PHÚC LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).