NATO không đồng ý Ucraine gia nhập khối

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Hãng thông tấn Ukraine (Ukrinform) ngày 22/9 đưa tin, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố NATO sẽ không kết nạp Ukraine làm thành viên cho đến khi xung đột tại nước này kết thúc.
Trụ sở NATO ở Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trụ sở NATO ở Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuyên bố đưa ra trong buổi thuyết trình tại tổ chức Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York (Mỹ). Trong đó, ông Stoltenberg nhấn mạnh việc xung đột vẫn đang tiếp diễn không cho phép NATO mời Ukraine gia nhập tổ chức quân sự ngay. Tổng Thư ký NATO đề xuất Ukraine có thể trở thành thành viên của khối sau khi chấm dứt xung đột.

Ông khẳng định việc cung cấp cho Ukraine vũ khí kiểu phương Tây, huấn luyện cho binh sĩ Ukraine là đang giúp nước này tiến gần tới việc trở thành thành viên NATO. Khối đã công nhận Ukraine là đối tác tiềm năng vào năm 2020.

Hồi tháng 6 năm nay, 20 quốc gia thành viên NATO trong tổng số 31 quốc gia đã chính thức bày tỏ đồng ý để Ukraine gia nhập khối.

Nga luôn coi NATO mở rộng về phía đông là mối đe dọa an ninh đối với mình và viện dẫn Kiev thúc đẩy gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu là một trong những lý do chính để phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ucraine.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".