NASA chuẩn bị phóng vệ tinh theo dõi lớp băng tan chảy của Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho kế hoạch phóng vào không gian vệ tinh giám sát tiên tiến nhất ICESat-2 vào ngày mai (15/9).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



ICESat-2 là một phần của Hệ thống quan sát Trái đất của NASA, là vệ tinh được sử dụng để khám phá độ dày của những lớp băng đang tan chảy trên Trái đất khi khí hậu toàn cầu đang ngày càng ấm lên.

Theo kế hoạch, ICESat-2 - có kích cỡ tương đương một chiếc xe ô tô thông minh với khối lượng 500kg, sẽ được phóng đi từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California, Mỹ. ICETSat-2 được trang bị một cặp tia laser được cải tiến vượt trội so với thế hệ ICESat đời đầu. Tuy có cường độ mạnh, nhưng tia laser này sẽ không làm tan chảy băng ở khoảng cách 500 km so với bề mặt Trái đất.

So với ICESat đời đầu chỉ phóng tia 40 lần/giây, ICESat phóng 10.000 lần/giây. Những hình ảnh được ICET ghi lại cũng sẽ đủ bao quát và chi tiết, với mỗi lần chụp cho ra 130 bức ảnh trong khu vực có diện tích tương đương 1 sân bóng đá. Sứ mệnh của ICESat-2 sẽ kéo dài trong 3 năm, nhưng vệ tinh này có đủ năng lượng để vận hành trong 10 năm.

Trước đó, trong 2 năm 2003 và 2009, NASA từng phóng ICESat thế hệ đầu vào không gian làm nhiệm vụ tượng tự và qua đó, các nhà khoa học phát hiện các tảng băng trên biển đang dần mỏng đi và diện tích băng bao phủ tại các vùng biển như Greenland và Nam Cực đang dần mất đi.

Do đó, với những thông tin mà ICESat-2 có thể thu thập trong hành trình lần này, các nhà khoa học hy vọng có thể xác định mức độ ảnh hưởng của hiện tượng tan băng đối với mực nước biển, cũng như nâng cao khả năng dự báo về sự thay đổi của mực nước biển.

Nhiệt độ Trái đất đang không ngừng tăng cao theo các năm. 4 năm kể từ năm 2014-2017 được xác định là có thời tiết nóng nhất trong thế giới hiện đại. Hiện tượng băng tan xảy ra ở Bắc Cực và Greenland đã khiến mực nước biển dâng cao, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người dân sống ở các vùng ven biển.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null