Nâng cao nhận thức bảo vệ rừng trong cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh luôn chủ động tham mưu UBND tỉnh dành một khoản kinh phí dịch vụ môi trường rừng hỗ trợ UBND các huyện trồng cây phân tán, phát động phong trào trồng cây nhớ ơn Bác. Việc làm ý nghĩa này không chỉ giúp tạo ra mảng xanh môi trường, cải thiện cảnh quan xanh-sạch-đẹp mà từng bước hình thành thói quen trồng cây gây rừng, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của các tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong tỉnh.
Sáng 26-6, sau lễ phát động chương trình “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa), cán bộ, công chức và người dân các làng Bok Rei, Đê Pral-Đê Sơ Mei, Đê Gôh, Đê Tul… đã trồng hàng trăm cây xanh trong và ngoài khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu nằm cạnh trụ sở UBND xã. Tiếng cười nói vui vẻ, người cuốc, người xẻng thi nhau đào đất, chuyển bầu cây đến hố, san đất, nén gốc cây trồng kỹ càng. Hồ hởi, nhiệt tình nên chẳng mấy chốc, hàng trăm cây dầu rái đã được trồng ngay hàng thẳng lối, nhìn khá đẹp mắt. Ông Ma Abok-làng Bok Rei-vui vẻ cho hay: “Khi được xã thông báo, dân làng chúng tôi đều phấn khởi hưởng ứng thực hiện, bởi trồng cây xanh mang lại bóng mát, tạo cảnh quan môi trường, làm đẹp cho xã, cho làng. Lâu nay, bà con cũng đã được chính quyền giao khoán bảo vệ rừng, tạo việc làm, thu nhập ổn định. Chúng tôi thường giáo dục con cái trong gia đình, vận động bà con tích cực chăm sóc thật tốt để cây sống và nhanh phát triển”.
Đại diện cấp ủy, chính quyền, ông Chrêng-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei-cho biết, địa phương tích cực chỉ đạo các đơn vị tăng cường tuyên truyền cho bà con hiểu mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây cũng như lợi ích toàn diện, lâu dài mà việc này mang lại. Đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Việc trồng cây phân tán càng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo cảnh quan, môi trường xanh mát, trong lành cho khu di tích.
Cán bộ và người dân tham gia trồng cây trong khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh: M.T
Cán bộ và người dân tham gia trồng cây trong khuôn viên Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh: M.T
Theo ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa, với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, hàng năm, huyện quan tâm dành một phần kinh phí hỗ trợ phát động phong trào trồng cây nhớ ơn Bác Hồ, trồng cây phân tán và trồng rừng. Đồng thời, huyện quán triệt các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức để quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa việc trồng cây, trồng rừng của địa phương; giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ cây cho từng cán bộ, đảng viên và người dân để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Hạnh-Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh-thông tin: Những năm gần đây, Quỹ luôn đa dạng hình thức tuyên truyền, nội dung phong phú, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng nhóm đối tượng. Thường xuyên phối hợp với chính quyền xã tổ chức tuyên truyền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; cùng các trường THCS tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, lồng ghép hoạt động thi vẽ tranh tìm hiểu về rừng, thi tìm hiểu về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác bảo vệ rừng. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã chủ động tham mưu và được UBND tỉnh thống nhất dành một khoản kinh phí từ tiền dịch vụ môi trường rừng để hỗ trợ UBND các huyện trồng cây phân tán, trồng cây nhớ ơn Bác hàng năm. Theo kế hoạch năm 2020, đơn vị hỗ trợ 500 triệu đồng, kết hợp với nguồn ngân sách huyện Đak Đoa tiến hành trồng đồng loạt 4.700 cây xanh các loại như: dầu rái, thông ba lá, sao đen, xà cừ, bằng lăng… tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn. 
Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cho biết, sắp tới, đơn vị tiếp tục hỗ trợ UBND thị xã Ayun Pa 500 triệu đồng để tiến hành trồng cây phân tán. Trước đó, năm 2019, đơn vị cũng hỗ trợ UBND huyện Phú Thiện trên 200 triệu đồng để trồng 1.000 cây xanh. “Trồng cây không chỉ giúp tạo ra mảng xanh môi trường, cải thiện cảnh quan mà còn hình thành thói quen trồng cây gây rừng trong các tổ chức, cộng đồng và cá nhân. Hy vọng phong trào này sẽ tiếp tục lan tỏa, thu hút các cấp, ngành, đơn vị và người dân cùng chung tay thực hiện vì môi trường sống của chúng ta”-ông Hạnh cho biết.
MINH TRIỀU 

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang tiếp nhận hỗ trợ gia đình có 2 con bị tai nạn đuối nước

Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang tiếp nhận hỗ trợ gia đình có 2 con bị tai nạn đuối nước

(GLO)- Như tin đã đưa, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 29/8/2024 hai chị em Huỳnh Lê Na (2013) và Huỳnh Tấn Đạt (2021) con của ông Huỳnh Tấn Cường (hộ cận nghèo trú tại thôn I, xã Đăk Hlơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không may đuối nước tử vong khi đi xe đạp qua ngầm tràn trên địa bàn thôn I xã Đăk Hlơ.
Bàn giao 2 căn nhà tình thương và tặng quà nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Chư Pưh

Bàn giao 2 căn nhà tình thương và tặng quà nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 29 và 30-8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Quỹ từ thiện Tường Vân (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) bàn giao nhà tình thương cho hộ có nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại xã Ia Hrú và thị trấn Nhơn Hòa.
Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

(GLO)- Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, sáng 29-8, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Phường 6 (Quận 8, TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã Ia Lang.
Tặng 100 phần quà cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng 100 phần quà cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Chiều 28-8, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người sáng lập “Tủ bánh mì 0 đồng” cho biết: Thầy mới nhận được 1 tấn gạo tẻ trị giá 16 triệu đồng, 1.000 cuốn vở và 200 cây bút bi trị giá 6 triệu đồng từ những người bạn làm công tác thiện nguyện ở TP. Hồ Chí Minh.