Năm 2025: Gia Lai phấn đấu cơ cấu dịch vụ chiếm tỷ trọng 35-36% trong GRDP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành chương trình hành động thực hiện “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Người dân làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) luôn có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản cồng chiêng, từ đó phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Lam Nguyên
Người dân làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) luôn có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản cồng chiêng, từ đó phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Lam Nguyên

Theo đó, khu vực trên gồm 10 dịch vụ: du lịch; logistics và vận tải; công nghệ thông tin và truyền thông; tài chính-ngân hàng; khoa học-công nghệ; phân phối; y tế; hỗ trợ kinh doanh; giáo dục và đào tạo; phục vụ nông-lâm nghiệp. Mục tiêu chung của chương trình hành động là phát triển khu vực dịch vụ trở thành khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao. Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 8-9%, đến năm 2025 cơ cấu dịch vụ chiếm tỷ trọng 35-36% trong GRDP của tỉnh. Trong giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý chủ động triển khai, xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép các nội dung và giải pháp thực hiện trong chương trình hành động vào các nhiệm vụ chuyên môn được giao; tham mưu, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả. Trên cơ sở chương trình hành động của từng bộ, ngành triển khai Quyết định số 531/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (sau khi được ban hành) chủ động tham mưu UBND tỉnh kịp thời triển khai thực hiện các nội dung liên quan đối với từng ngành, lĩnh vực theo yêu cầu; thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện.

 

LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.