Năm 2023, người dân bị lừa đảo trực tuyến khoảng 10.000 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong năm 2023, tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2022.

Theo vneconomy.vn, năm 2023, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng (tương đương 3,6% GDP).

Hacker có nhiều thủ đoạn tinh vi để xâm nhập tài khoản ngân hàng, mạng xã hội của người dùng. Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Hacker có nhiều thủ đoạn tinh vi để xâm nhập tài khoản ngân hàng, mạng xã hội của người dùng. Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp ngăn chặn nhưng nhiều người vẫn mắc lừa. Trong năm 2023, tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2022. Trong đó, có 91% thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính và 73% người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… liên tục nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo.

Theo TTO, để ngăn chặn hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia và Cục An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) sắp tới sẽ cung cấp miễn phí phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng. Dự kiến, phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp trong tháng 6 và chính thức ra mắt vào tháng 7-2024.

Có thể bạn quan tâm

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Đức Cơ  (tỉnh Gia Lai) bị tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước tình hình đó, Công an huyện đã nỗ lực triển khai các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.
Cảnh báo tình trạng mạo danh Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị mua sách, đổi tem

Cảnh báo tình trạng mạo danh Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị mua sách, đổi tem

(GLO)- Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa nhận được thông tin phản ánh của người dân và các đơn vị đăng kiểm về việc có nhiều cuộc điện thoại tự xưng là người của Cục Đường bộ, Cục Đăng kiểm để đề nghị mua sách hoặc yêu cầu người dân và doanh nghiệp đổi tem kiểm định.

Khuyến cáo thủ đoạn lừa tải ứng dụng Dịch vụ công “giả mạo” đăng ký cấp căn cước để kiểm soát ứng dụng ngân hàng

Khuyến cáo thủ đoạn lừa tải ứng dụng Dịch vụ công “giả mạo” đăng ký cấp căn cước để kiểm soát ứng dụng ngân hàng

(GLO)- Thời gian gần đây, lợi dụng việc cấp thẻ căn cước đối với trẻ em 0-14 tuổi, các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ Công an, Cảnh sát khu vực yêu cầu người dân tải ứng dụng Dịch vụ công “giả mạo” trên điện thoại để làm thủ tục trực tuyến.