Mỹ: Xác định biến chủng xuyên miễn dịch tốt hơn BA.5 từ 3-8 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nghiên cứu từ Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess và Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos - Mỹ đã chỉ ra biến chủng COVID-19 có khả năng "lấn sân" cả BA.5 Omicron và trở thành nguyên nhân chính của làn sóng COVID-19 mới.
Theo bản preprint được công bố trực tuyến trên bioRxiv.org, các tác giả đã so sánh hiệu giá kháng thể ở bệnh nhân mắc các biến chủng COVID-19 khác nhau sau khi tiêm mũi tăng cường gần nhất.
Hiệu giá kháng thể là nồng độ của kháng thể trong huyết thanh của người được tiêm chủng hoặc sau nhiễm trùng chống lại một kháng nguyên cụ thể nào đó, nôm na là chỉ số thể hiện "sức mạnh" của cơ thể bạn chống lại từng chủng virus sau khi được trang bị "áo giáp".

Virus SARS-CoV-2. Ảnh: NEWS-MEDICAL
Virus SARS-CoV-2. Ảnh: NEWS-MEDICAL
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu hiệu giá kháng thể của hai nhóm tình nguyện viên đối với 5 biến chủng COVID là chủng gốc WA1/2020, BA.5, BF.7, BA.2.75.2 và BQ.1.1. Nhóm thứ nhất đã được tiêm các mũi cơ bản và mũi tăng cường bằng vắc-xin Pfizer/BioNTech "đơn giá" (loại cũ) vào năm 2021, kết quả xét nghiệm kháng thể cho thấy họ chưa từng nhiễm COVID-19.
Họ được nhận 1 liều tăng cường tiếp theo và hiệu giá kháng thể của nhóm này đối với đối với 5 biến chủng COVID là chủng gốc WA1/2020, BA.5, BF.7, BA.2.75.2 và BQ.1.1. lần lượt là 45.695, 887, 595, 387 và 261.
Nhóm tình nguyện viên thứ hai tiếp tục được chia làm hai, bao gồm 15 cá nhân nhận liều tăng cường bằng vắc-xin loại cũ và 18 cá nhân nhận liều tăng cường bằng vắc-xin thế hệ mới (loại có bổ sung thành phần chống Omicron). Tất cả họ đã tiêm từ 2-4 liều vắc-xin COVID-19 trước mũi tăng cường gần nhất này. 33% xác nhận từng mắc COVID-19 tuy nhiên các bước kiểm tra cho thấy hầu hết họ đã từng là F0, dù có người bị mà không biết.
Đối với vắc-xin loại cũ, hiệu giá kháng thể của nhóm này sau khi tiêm liều tăng cường mới đối với WA1/2020, BA.5, BF.7, BA.2.75.2 và BQ.1.1 lần lượt là 21.507, 2.829, 2.276, 745 và 406. Với vắc-xin hai giá trị, con số lần lượt là 40.515, 3.693, 2.399, 883 và 508.
Như vậy, lớp "áo giáp" mà mỗi người nhận được từ vắc-xin và các lần mắc COVID-19 trước đó khi đối diện với biến chủng BQ.1.1 được bàn đến nhiều gần đây "mỏng" hơn từ 3-8 lần khi so sánh với BA.5; trong đó người nhận được "miễn dịch lai" từ cả vắc-xin và tình trạng F0 trước đó sẽ được bảo vệ tốt hơn một chút; vắc-xin hai thành phần mới cũng có ưu thế hơn loại cũ.
Điều này có thể lý giải về làn sóng mới ở nhiều quốc gia trong giai đoạn thu - đông này, dù phần lớn dân số trước đó đã bị các làn sóng COVID-19 trước "càn quét".
Các con số cũng chỉ ra BQ.1.1 có thể là biến chủng thoát miễn dịch tốt nhất đang hiện hiện trên thế giới, tuy nhiên biến chủng BA.2.75.2, chỉ kém cạnh một chút, cũng cần lưu tâm.
Tin mừng là các nghiên cứu trên thế giới hiện nay, bao gồm một số khuyến nghị từ các cơ quan hàng đầu như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy không có bằng chứng rằng các dòng con của Omicron có độc lực (khả năng gây bệnh nặng và tử vong) cao hơn Omicron gốc.
Tuy tác dụng chống lây nhiễm của các vắc-xin ngừa COVID-19 đã giảm nhưng tác dụng ngừa bệnh nặng vẫn còn, vì vậy các cơ quan y tế khuyến cáo mọi người nên tiêm chủng khi được khuyến nghị, nhất là đối với các nhóm nguy cơ (người cao tuổi, người có bệnh nền và các tình trạng khác gây suy giảm miễn dịch...).
Việc SARS-CoV-2 liên tục sinh ra các biến chủng "hậu duệ" mới, cũng như sự tiến hóa hội tụ thể hiện qua sự kết hợp của đột biến R346T vào nhiều biến chủng thoát miễn dịch mới, được cho là tiến trình tiến hóa bình thường của một virus để có thể tồn tại cùng với con người.
Theo các cơ quan y tế, điều này cần theo dõi thận trọng, tuy nhiên bạn có thể tạm an tâm khi chưa có dòng hậu duệ nào thể hiện sự tăng độc lực, cũng như bản thân bạn đã tiêm chủng đầy đủ.
Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

(GLO)- Ngày 2-11, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững”. Dự hội thảo có trên 50 đại biểu là lãnh đạo các bệnh viện công lập tại tỉnh; lãnh đạo và đại diện các khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".