Mỹ không đồng ý Tel Aviv chiếm đóng lâu dài Dải Gaza và chiến thuật mới của Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Nhà Trắng ngày 7/11 khẳng định quan điểm Israel không nên duy trì sự hiện diện ở Dải Gaza sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói Israel sẽ quản lý an ninh ở Dải Gaza vô thời hạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: TTXVN

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: TTXVN

Quan điểm trên của Mỹ thực chất là phản đối việc Israel chiếm đóng lâu dài Dải Gaza. Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nêu rõ: “Quan điểm của chúng tôi là người Palestine phải đi đầu trong các quyết định này. Gaza là đất của người Palestine và sẽ vẫn là đất của người Palestine. Chúng tôi không ủng hộ việc tái chiếm Gaza.”

Bên cạnh đó, ông Patel cũng nhấn mạnh: “Israel và khu vực phải được đảm bảo an ninh và Gaza không nên và không thể là căn cứ để tiến hành các cuộc tấn công chống lại người dân Israel hoặc bất kỳ ai khác."

Năm 2005, Israel đã rút khỏi Dải Gaza, vùng đất mà nước này chiếm được trong "cuộc chiến 6 ngày" vào năm 1967. Sau đó, Tel Aviv áp đặt lệnh phong tỏa sau khi lực lượng Hamas giành quyền kiểm soát Gaza.

Trước đó ngày 6/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ đảm trách "an ninh tổng thể" đối với Gaza "trong một thời gian không xác định" sau khi xung đột với Hamas kết thúc.

Trong diễn biến khác, theo Tân Hoa xã, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia ngày 8/11 thông báo hoãn Hội nghị thượng đỉnh Arab-châu Phi lần thứ 5. Hội nghị dự kiến tổ chức tại Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia vào ngày 12/11 tới.

Phía Saudi Arabia giải thích việc hoãn kế hoạch này là “nhằm đảm bảo các sự kiện chính trị trong khu vực không ảnh hưởng đến quan hệ đối tác Arab-châu Phi,”đồng thời cho biết sẽ ấn định một ngày khác cho hội nghị.

Chiếm đóng lâu dài và gây sức ép để tạo thế ổn định đồng thời loại bỏ Hamas ra khỏi chính quyền mới ở Dải Gaza sau xung đột là mục tiêu của Israel. Đây là mấu chốt vấn đề mà Tel Aviv nhắm tới, được giới phân tích và truyền thông thế giới liên tục đưa tin trong những ngày qua.

Sau khi chia cắt Dải Gaza, các nguồn tin an ninh cho biết, quân đội Israel trên mặt đất đang cố gắng thu thập thêm thông tin tình báo về mạng lưới đường hầm của Hamas mà không cần phải vào trong. Robot và chó nghiệp vụ được huy động để xác định lối vào đường hầm cũng như thăm dò bên trong trước khi lực lượng trên mặt đất vào cuộc, bao gồm lực lượng biệt kích từ đơn vị Yahalom tinh nhuệ. Chiến dịch phá huỷ mạng lưới đường hầm có thể khiến Israel mất đến vài tháng, vì các con tin có thể bị giữ ở đó.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trên sóng truyền hình ngày 7-12. Ảnh: REUTERS

Đề xuất dự luật điều tra đặc biệt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

(GLO)- Ngày 10-12, trong một cuộc họp kín của các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy dự luật riêng kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol liên quan đến vụ thiết quân luật.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

(GLO)- Trong bối cảnh sức ép gia tăng sau nỗ lực ban bố thiết quân luật bất thành trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 6/12 cam kết lắng nghe và xem xét kỹ lưỡng những lo ngại của lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền.

Bên trong Hội trường tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh YONHAP

Quốc hội Hàn Quốc xem xét kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

(GLO)- Sáng 5-12, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có chữ ký của 191 nghị sĩ đối lập đã được đưa ra trước phiên họp Quốc hội nước này. Tuy nhiên, bản kiến nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon.