Mưu sinh khi tết cận kề: Nghề 'nhức xương' mong tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dịp tết cận kề là thời điểm chợ đầu mối Thủ Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM) nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Sắp qua ngày mới nhưng đèn trong khu chợ vẫn sáng rực. Xe tải tấp nập ra vào, tiếng còi xe inh ỏi, còn lực lượng bốc xếp hoạt động hết công suất để bốc xếp hàng.

Đây là một trong ba khu chợ đầu mối lớn nhất TP.HCM, cũng là một trong những công trình hiện thực hóa chủ trương di dời các chợ nhỏ lẻ trong nội thành. Mỗi ngày trung bình hàng hóa từ các tỉnh nhập về đây tới cả ngàn tấn, gồm các loại nông sản, gia súc, gia cầm, hải sản (khu chợ A, B) và hoa tươi (khu chợ C). Do đó cần một lực lượng lớn để bốc xếp hàng hóa.

Những người làm bốc xếp ở chợ đầu mối Thủ Đức tranh thủ nghỉ ngơi trên xe kéo hàng chờ chuyến xe tiếp theo

Những người làm bốc xếp ở chợ đầu mối Thủ Đức tranh thủ nghỉ ngơi trên xe kéo hàng chờ chuyến xe tiếp theo

Không biết chính xác đội ngũ bốc xếp ở đây có bao nhiêu người, bởi có người làm công ty bốc xếp, người làm tự do, nhưng theo ước lượng của Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức thì có tới hơn 1.000 người. Những người làm bốc xếp quê tứ xứ, đa số ở miền Tây, nhiều nhất là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… Họ làm việc không có giờ giấc cụ thể, thường sẽ bắt đầu công việc từ 21 - 22 giờ, sau đó có thể nghỉ ngơi chốc lát để làm tiếp từ 0 - 3 giờ, nếu hàng xuống nhiều, công việc có thể kéo dài đến rạng sáng hôm sau.

"Hốt cú chót"

Kim đồng hồ lớn ở giữa chợ chỉ 0 giờ. Dáng người nhỏ con của anh Phạm Văn Hân (34 tuổi, quê Đồng Tháp) lọt thỏm trong dòng người đang đi lại. Anh Hân tranh thủ ngồi nghỉ trên chiếc xe kéo hàng chờ cuốc hàng kế tiếp, thỉnh thoảng đưa tay áo quệt mồ hôi trên trán.

Công việc nặng nhọc hằng đêm dồn dập hơn vào những ngày giáp tết

Công việc nặng nhọc hằng đêm dồn dập hơn vào những ngày giáp tết

Anh Hân kể dưới quê làm ruộng thất thu hoài, nên vài năm trước theo mấy người bạn cùng xóm lên TP.HCM làm công nhân, nhưng lương thấp, thời gian làm công ty bị gò bó nên hầu như không làm thêm gì được. Sau đợt dịch Covid-19, anh Hân vào làm bốc xếp tự do ở chợ.

Theo lời anh Hân, hằng đêm anh bốc xếp nhiều nhất là các thùng hoa quả tầm 50 - 60 kg của những mối quen. Khi hết việc của khách quen, nếu còn sức thì anh dong xe trong chợ, ai gọi gì chở đấy. Anh Hân không đếm số cuốc vận chuyển mà chỉ tổng kết số tiền kiếm được trong tối đó. Mỗi ngày anh kiếm trung bình từ 200.000 - 300.000 đồng, cũng có hôm chỉ được hơn 100.000 đồng.

Theo anh Hân, nghề này "hao sức kinh khủng", vì công việc nặng nhọc, lại phải thức khuya, ban ngày ngủ bù bao nhiêu cũng không bằng giấc ngủ đêm. Nhưng bù lại anh đỡ phải lo toan suy nghĩ nhiều, chi phí bỏ ra ít, kéo hàng xong là về lăn ra ngủ, vả lại công việc làm đã quen nên cũng khó bỏ.

"Do gần tết, hàng hóa về dữ lắm, chưa kể lại phải kiếm tiền về quê đón tết nên mình càng phải kéo nhiều hàng hơn nữa. Cuối năm như "hốt cú chót" vậy, ngày 29 tết tôi sẽ về quê", anh Hân kể.

Ông Đặng Văn Hồ (64 tuổi, quê H.Long Xuyên, An Giang) cũng cho biết sẽ về quê ngày 29 tết, vì những ngày cận tết hàng hóa nhiều mà còn được lì xì. Ông Hồ đã làm bốc xếp ở chợ chợ đầu mối Thủ Đức gần 20 năm, từ những ngày đầu chợ được thành lập. Trước đây ở dưới quê ông làm thợ hồ. Đến nay ông Hồ vẫn ở trọ gần chợ đầu mối Thủ Đức, các con đã lớn, có gia đình riêng nên giờ hai vợ chồng tự lo cho nhau.

Công việc nặng nhọc hằng đêm dồn dập hơn vào những ngày giáp tết

Công việc nặng nhọc hằng đêm dồn dập hơn vào những ngày giáp tết

Theo ông Hồ, ngày thường thì hàng về ít nên ông cũng ít việc hơn. Nhưng vào những ngày giáp tết thì làm tối mắt tối mũi. Năm nay hàng nhiều nhưng vẫn không bằng mọi năm.

"Giờ nghề gì cũng khó khăn, người bốc xếp lại đông. Tôi cũng không dám đòi hỏi, kéo được chừng nào hay chừng đó, họ trả bao nhiêu lấy bấy nhiêu", ông Hồ cho biết.

"Vất vả còn hơn thất nghiệp"

Đồng hồ chỉ 1 giờ sáng. Ngồi ở một góc chợ, ông Lê Văn Tâm (63 tuổi, quê Cần Thơ) ăn vội hộp cơm. Thỉnh thoảng nghe tiếng xe, ông ngước lên nhìn, để lộ rõ gương mặt hốc hác, đôi mắt thâm quầng vì thức khuya.

Trước đây, ở quê ông Tâm làm ruộng, nhưng mùa vụ thất bát, thu nhập bấp bênh. Lúc đó, nghe hàng xóm rủ lên thành phố để "kiếm sở mần", ông đi luôn. Ban đầu ông làm bốc xếp ở chợ Cầu Ông Lãnh. Sau năm 1999, chợ bị giải tỏa nên ông chuyển về làm ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đến nay.

Ở chợ đầu mối Thủ Đức nhiều phụ nữ cũng làm công việc bốc xếp

Ở chợ đầu mối Thủ Đức nhiều phụ nữ cũng làm công việc bốc xếp

"Tôi lên đây rồi mới cưới vợ là người bên Q.4. Tôi có 3 đứa con, hai đứa lớn đã có gia đình, còn thằng út đang ở quê. Giờ hai vợ chồng làm nuôi nhau thôi. Chẳng ai làm nghề bốc xếp mà giàu bao giờ, nhưng vẫn hơn ở quê mà thất nghiệp. Tôi ở tuổi này giờ về quê cũng không ai thuê làm gì", ông Tâm nói và cho biết thêm: "Gần tết làm ra tiền lắm, tôi tính mấy ngày gần tết ở lại "tăng ca", ăn ngủ ở chợ luôn, rồi tới 29 hai vợ chồng bắt xe về quê".

Hỏi về thu nhập, ông Tâm nói tiền công không nhiều nhưng cũng đủ sống. Trung bình một ngày ông kiếm được 200.000 đồng, cao điểm thì được 400.000 đồng. "Tết thì thu nhập tăng lên gấp 2 - 3 lần, có ngày tôi kéo hàng được tới 1,5 triệu đồng lận", ông Tâm nói.

Nhưng như nhiều người làm bốc xếp ở khu chợ chia sẻ, không phải ai cũng "đắt sô", công việc nhiều hay không tùy thuộc vào mối quen. Như ông Trịnh Văn Dũng (57 tuổi, quê An Giang) nói: "Làm nghề này tùy vào người thuê. Những người khác có nhiều mối và biết nơi gửi hàng của khách thì được nhiều người thuê hơn, như tôi mối ít, phải ngồi chờ người ta gọi".

Ông Dũng không nhớ chính xác đã làm nghề này từ khi nào, chỉ nhớ mang máng là hơn chục năm. Hồi trước ông lên TP.HCM kiếm sống là vì dưới quê không làm nông được. Làm nghề bốc xếp ông cũng tích cóp được để cùng vợ nuôi con, nay con ông đã lớn và đi làm.

"Làm nghề này đau nhức xương dữ lắm, thấy rõ sức mình giảm theo năm tháng. Có khi kéo chuyến hàng xong là choáng váng mặt mày. Nhưng biết sao giờ, kiếm được đồng nào hay đồng đó thôi. Mỗi ngày mình có khi kiếm tới 400.000 đồng, nhưng có ngày chỉ được 100.000 đồng", ông Dũng nói.

Hỏi tết này có về quê không, ông Dũng liền đáp: "Có chứ, năm nào tôi cũng về, lo mồ mả tổ tiên, dọn dẹp nhà cửa. Cả năm đi xa nhà rồi… Năm nay tôi sẽ về sớm".

Vừa dứt lời thì có xe hàng tới. Nghe có người gọi mình, ông Dũng đứng phắt dậy tới bốc dỡ những thùng trái cây đặt lên xe rồi kéo về phía cổng chợ.

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null