Mùi hương ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi nhìn thấy trong kẽ thời gian một tháng 4 bị mắc lại trong tiếng ve. Những sắc tím của hoa bằng lăng lặng lẽ phai dần trong nắng dần chuyển sang màu hồng nhạt, rồi mỏng dần, mỏng dần và theo gió trôi trong chiều cao nguyên. Trên hè phố, những bước chân trần cặm cụi gùi vào phố những bó rau, chục trứng, mớ ổi đào, vài quả vú sữa chín tím rịm và thêm mấy bó hoa sen.
Những đóa hoa theo chân các chị, các mẹ từ làng ra phố chủ yếu là sen quỳ, thường có màu hồng đậm, hình mui thuyền, lòng cánh nhỏ xinh, mua về ít khi nở ra như sen hồng của đồng bằng. Nụ sen nhìn không bồng lên thanh thoát, mà nghiêm nghị khép cánh một cách chắc chắn. Vậy nhưng, tôi vẫn mua về như một thói quen, mỗi khi nhìn thấy. Một mớ rau dớn, một mớ rau má, thêm chục trứng gà nhà, vài quả ổi đào bé xíu chứ không to như những trái ổi lê hay bán trong chợ hoặc siêu thị. Người mua thong thả, người bán cũng chẳng vội vàng gì nhưng chả ai lựa chọn, đưa lên đặt xuống nhiều. Bởi gùi hàng quá nhỏ, rau thì tươi ngon. Những mớ rau sau khi được tắm vài cơn mưa đầu mùa phổng phao và tươi tốt thấy rõ. Những cái cần tròn cuốn cong lại của rau dớn xanh mập, mớ rau má ruộng lá nhỏ xíu nhưng dày dặn cũng trở nên nõn nà hơn.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Chiều còn vương lại cái nóng hầm hập của buổi trưa nên vẫn còn cảm giác bức bối. Ghé về nhà là lo mở toang các ô cửa để hơi nóng thoát đi rồi mới có thể bắt tay vào dọn dẹp. Một bình sen để góc bàn lớn gần cửa sổ, nắng hắt vào màu chiều tạo nên một khung cảnh nên thơ đến lạ. Đôi lúc tất bật hay mệt mỏi, chỉ cần nhìn thấy một bình hoa nhỏ nơi góc phòng, bỗng thấy lòng bình yên. Tiện tay, bật list nhạc không lời chọn lọc để buổi chiều trôi đi êm ả trong khi tay vẫn đang thoăn thoắt nhặt rau cho kịp bữa cơm.
Buổi tối thư thái bên bàn nước với mấy trái ổi đào thơm phức, cái vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà của tuổi thơ vẫn thường quanh quất trong tôi. Tôi nhớ những cây ổi đào trong vườn ngày bé, cành ổi là cành dai nhất trong các loại cành nên lũ trẻ có thể trèo lên gần ngọn để hái quả, rồi vít dần ngọn cho cong xuống để rồi gần tới đất thì buông tay nhảy xuống rồi cười sằng sặc, mặc cho cành bung lại lên trời. Mùi thơm của ổi cũng ngọt ngào hơn trong đêm gió, cảm giác thảnh thơi khi hết ngày khiến mọi giác quan được duỗi ra để thở, để cảm nhận. Ở đầu kia ngọn gió, có một hương thơm thanh thoát, nhẹ nhàng, mỏng mảnh như một sợi tơ đang vươn tới khiến tôi giật mình nhỏm dậy, đưa mắt tìm. Bình hoa sen nơi góc bàn hơi hé cánh. Bất chợt một làn gió nhẹ ùa tới, căn phòng thoang thoảng hương sen...
Nhìn ra ngoài trời, thấy trăng khe khẽ, tôi tắt đèn im lặng lắng nghe sự lan tỏa nhẹ nhàng của sen trong đêm, vừa đủ cho tôi và nỗi nhớ. Đêm cứ thế trôi trong dịu dàng, mê mải. Đâu cần cả một đầm sen để cảm nhận, đôi khi, chỉ cần vài sợi hương mỏng manh như thế cũng đủ để gợi cả triền thương nhớ rồi!
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.