Mưa sao băng Lyrids sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 23-4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời điểm cực đại của trận mưa sao băng Lyrids sẽ diễn ra vào đêm 22, rạng sáng 23/4. Năm 2018, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát hiện tượng này khi không có sự “can thiệp” của ánh trăng (vì rơi vào đêm 7, rạng sáng 8/3 Âm lịch).
Vệt sao băng qua bầu trời. (Nguồn: USAtoday.com)
Vệt sao băng qua bầu trời. (Nguồn: USAtoday.com)
Chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn-Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho hay, mưa sao băng Lyrids có nguồn từ các mảnh vụn của sao chổi Thatcher, một sao chổi có chu kỳ khoảng 415 năm trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
Tháng Tư hàng năm, khi Trái Đất đi qua vùng quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch này, các thiên thạch lao vào khí quyển Trái Đất và bốc cháy thành những vệt sáng dài trên bầu trời và được gọi là sao băng.
Đây là mưa sao băng nhỏ với mật độ khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm (quan sát trong điều kiện thời tiết tốt và khí quyển ít ô nhiễm). Cùng lúc, các sao băng đa số không quá sáng và rõ nét.
“Hiện tượng này sẽ khó quan sát tại những nơi có mức độ ô nhiễm cao như thành phố lớn, gần khu dân cư, công nghiệp, công trường xây dựng,” anh Sơn nói.
Để quan sát hiện tượng này, người yêu thiên văn cần chọn không gian ít ô nhiễm, bảo đảm an toàn cá nhân và tránh ánh sáng chiếu vào mắt.
Thời điểm quan sát lý tưởng là rạng sáng 22 và 23-4. Kinh nghiệm cho thấy, khi đếm được vài chục ngôi sao trên bầu trời, người quan sát sẽ có cơ hội thấy sao băng.
Trung Hiền (Vietnam+) 

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.