Mùa giăng lưới cá đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi năm mùa lũ về, nước dâng tràn đồng, là thời điểm nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh người dân chộn rộn vào mùa “săn” cá đồng. Hương vị món cá đồng không chỉ là nỗi nhớ khắc khoải của những người con xa quê mà ngay những người ở xứ này vẫn mê mẩn món ăn chế biến từ cá đồng.
Thú vui bắt cá đồng
Những ngày đầu tháng 9, từng cơn mưa trắng trời, cánh đồng xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sũng nước. Khi ngoài trời vẫn một màu đen kịt, anh Lê Văn Tuấn (33 tuổi, xã Vượng Lộc) và anh Trần Đình Đàn (trú cùng xã) lọ mọ dậy lấy “đồ nghề” gồm lưới, vợt bắt cá và xô đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước để hành nghề. Không phải đi đâu xa, đối diện nhà anh Tuấn là một cánh đồng bạt ngàn.
 
Anh Tuấn gỡ lưới
Anh Tuấn gỡ lưới
Cánh đồng mấy hôm nay nước đã ngập quá đầu gối, trước ánh đèn pin rọi xuống ruộng lúc 4h sáng, khi chọn được nơi ưng ý, anh Tuấn dùng tay dạt cỏ, gốc rạ, tạo thành một khoảng trống để giăng lưới. Anh Tuấn cho biết, lưới giăng không quá căng, không quá chùng, chân lưới chìm dưới đáy ruộng vừa đủ cho cá mắc vào, vùng vẫy rồi dính chặt vào lưới. 2 đầu lưới được cố định bằng 2 cây nhỏ cắm chặt xuống đất ruộng, hoặc có thể cột vào bụi cỏ ven đó, giữ lưới không cho trôi đi. Muốn bội thu thì phải biết lựa chọn chỗ thả lưới. Thời điểm giăng lưới lý tưởng là gần sáng hoặc cuối chiều. Người dân ở đây thường giăng lưới vào 4 giờ sáng đến 7 giờ sáng thăm lưới. Hoặc chiều từ 3 giờ đến 5 giờ.
Cánh đồng trước nhà anh Tuấn được xem là “ngư trường” nhộn nhịp nhất xã vào mùa nước tràn đồng. Thời điểm này nước vào đồng ruộng còn thấp nên cá không nhiều. Kể về những mùa lũ trước, anh Tuấn chia sẻ, mỗi năm đến tháng 8-9 nước đã tràn đồng, mỗi đêm trên những cánh đồng lúa sau mùa gặt lấp lánh đèn của người dân thả lưới.
 
Cá đồng được xem là đặc sản, thịt mềm, thơm, béo ngậy
Cá đồng được xem là đặc sản, thịt mềm, thơm, béo ngậy
Khi mặt trời nhô cao, tia nắng lấp lánh chiếu xuống mặt nước, anh Tuấn tất tả ra thăm lưới, thi thoảng người đi ngang trên đường dừng xe hỏi: “Cá nhiều không?”. Từ dưới bờ ruộng, anh nói vọng lên: “Cũng vừa đủ chế biến món nướng và kho nghệ”. Những con cá rô, chép, lóc to cỡ 3-4 ngón tay đã dính lưới lúc nào. Anh Tuấn từ từ tháo các mắt lưới mắc ở vảy và mang cá ra. “Cá dính nhiều thì vui, nhưng cá rô dính lưới gỡ cũng không phải chuyện dễ, bởi rô đồng có nhiều vảy cứng. Nếu vội vàng gỡ mạnh, lưới dễ bị rách, còn xước cả tay. Ở đây, nhiều dân chuyên nghiệp nghề cá mà bàn tay vẫn chi chít những vết xước”, anh Tuấn bộc bạch.
Bê chậu cá trên tay, anh Trần Đình Đàn cho biết, ngày mưa, anh em trong xóm không biết làm gì nên rủ nhau đi thả lưới. Mưa lớn, nhiều loài cá bơi theo dòng nước từ các sông hồ, về những điểm ngập lụt trên địa bàn. Cá về không chỉ người sống bằng nghề cá đồng phấn khởi mà những người dân trong vùng tranh thủ bắt cá cải thiện bữa ăn gia đình. Cá đồng được xem là đặc sản, thịt mềm, thơm, béo ngậy.
 
Người dân xã Vượng Lộc giăng lưới bắt cá mùa mưa lũ
Người dân xã Vượng Lộc giăng lưới bắt cá mùa mưa lũ
Theo anh Đàn, mỗi mùa lũ về người dân ở đây bắt cá vì thú vui, có người thì kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Bao năm qua, lượng cá bắt được không chỉ góp phần giúp người dân cải thiện bữa ăn trong gia đình, mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người. Với anh Đàn, anh Tuấn bắt cá chỉ để đa dạng bữa ăn. Mỗi ngày anh Tuấn bắt được khoảng 4-5kg với nhiều loại cá như rô đồng, rô phi, lóc, chép..., mỗi con nặng vài ba lạng. Nhiều khi may mắn bắt được những con cá chép, lóc nặng hơn 1 kg. “Lưới thả cá mua từ 250 -300 nghìn đồng/cái, lưới khổ 1,8 m và lưới 1,5 m (lưới mắt to, lưới mắt nhỏ). Thả bắt cá rô đồng thì thả lưới 1,5m còn các loại cá khác thì lưới 1,8m. Lưới có thể dùng trong một năm rồi thay mới, giữ gìn cẩn thận có thể dùng hai, ba năm”, anh Tuấn nói.
Lộc trời
Chiều chiều, trong không gian yên bình của làng quê, người dân rủng rỉnh vác lưới ra đồng bắt cá. “Bữa ni ít người giăng lưới, mấy bữa trước nước ngập đồng bà con đi đông lắm. Mưa to, cá rô tràn ra ruộng. Chỉ cần giăng lưới vài giờ trên cánh đồng cũng bắt được vài ba ký cá. Về Hà Tĩnh mùa này, không thể bỏ qua đi giăng lưới cá đồng, và thưởng thức những món ăn ngon ngọt chế biến từ những loại cá này”, người đàn ông gương mặt đen sạm, với nụ cười thân thiện giăng lưới gần đó nói với tôi.
Theo anh Lê Văn Tuấn (33 tuổi, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), tại các chợ quê Hà Tĩnh, cá đồng được người dân mua về làm sạch, chế biến nhiều món. Cá rô đồng có thể chiên giòn; cá lóc kho nghệ; rô phi sơ chế sạch vảy rồi xay làm chả viên... Có nhiều người đánh bắt được nhiều ăn không hết bán bớt cũng kiếm được một khoản kha khá. Nhiều người dân thị thành ghiền món cá đồng mùa lũ thường đặt hàng người dân gửi lên.
Dưới đám ruộng ngập nước, những đám cỏ lững lờ trôi vô định, anh Tuấn và anh Đàn lội dọc bờ ruộng, tìm vị trí thuận lợi để thả lưới bắt cá. 5 năm gắn bó với nghề giăng lưới bắt cá, anh Tuấn chia sẻ, ở đây người dân chỉ giăng lưới bắt cá hoặc câu, họ không bắt cá kiểu tận diệt.
Tháng 8- 9 hằng năm, mùa lũ về cá tràn đồng được người dân ví như lộc trời cho. Cả xóm đi bắt cá vui như hội. Người dân thường tranh thủ thời gian ngớt mưa mới đi. Những hôm bắt được nhiều thì họ bán bớt, ít thì về cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Dưới bếp than hồng, những con cá rô, cá lóc đồng béo núc ních bắt lửa dậy mùi thơm phức. Cái hương đồng quê xộc vào mũi. Hương vị ấy là nỗi nhớ khắc khoải của những người con xa quê. Không những thế, ngay những người ở xứ này vẫn mê mẩn món cá đồng. Trong căn bếp nhỏ, bữa cơm ngày lũ lụt có thêm đĩa cá rô, cá lóc đồng nướng than, thơm nức mũi chấm mắm gừng cảm nhận vị béo bùi đặc trưng ăn cùng cơm nóng hổi xua tan cái lạnh của cơn mưa xối xả ngoài trời.
Theo Nguyễn Thảo (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.