(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.
(GLO)- Năm 2018, trong chuyến sưu tầm hiện vật ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), khi bắt gặp hình ảnh chiếc máy tuốt lúa ngày trước, tôi và đồng nghiệp quyết tâm đưa về Bảo tàng tỉnh.
(GLO)- Chiều đồng quê trung du hay vùng bán sơn địa mới thực đẹp, nhất là lúc mùa màng gặt hái vừa xong. Trâu đổ hết ra đồng. Trẻ tí tớn khắp bãi. Đồng quê lắt leo vài cột khói trắng. Tại những chân ruộng cao, nhà nông bắt đầu vỡ đất trồng khoai vụ đông. Cánh đồng như rộng rênh, hoang liêu... Vút cao, văng vẳng tiếng ca líu lo của con chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời“ (Thanh Hải).
(GLO)- Con đường nhỏ dẫn về nhà tôi hôm nay thoang thoảng hương lúa mới. A! Đã đến mùa gặt. Tôi khẽ reo lên và đưa mắt nhìn hai bên vệ đường, mong thấy những cọng rơm mới vừa vương lại đây bởi những cú nảy của bánh xe lăn qua ổ gà trên con đường cũ kỹ. Con đường như được ướp hương. Hương của ấm no và hạnh phúc.
(GLO)- Những ngọn gió bấc hun hút tràn về. Ở quê nhà, hẳn là đất trời đã khoác lên màn sương lạnh chùng chình trắng xóa. Tôi hình dung dáng ngoại ngồi trên bậu cửa chải tóc. Làn tóc bạc màu cứ thưa dần như hàng cây rụng lá vàng xao xác trước ngõ. Chiều nay, mưa bụi vấn vương giữa phố vắng thưa người, lòng tôi giăng kín nỗi nhớ ngoại khôn nguôi.
(GLO)- Thứ bảy, tôi ngồi thảnh thơi cà phê nơi góc quán quen ngắm nhìn dòng người vội vã lại qua trên phố. Điện thoại rung gù gù trong túi. Tôi nghe máy, giọng chị oang oang: “Em biết chuyến xe nào về nhà sớm nhất không? Chị muốn về quê kịp mùa gặt“. Chỉ cho chị những chuyến xe từ Phố núi xuôi về miền quê đặc sản “gió Lào và đá lèn“ rồi tắt máy, tôi nhìn ra khoảng không, lòng chợt bâng khuâng lạ. Mùa gặt, bao nhiêu năm xa quê, xa cánh đồng làng, xa cánh cò chấp chới chiều đông, tôi nhận ra quê vẫn vẹn nguyên bằng ký ức của tháng ngày trong mùi rạ rơm ngai ngái.
(GLO)- Ngày mùa, làng quê rộn ràng hẳn. Từ sáng sớm, trên những con đường làng, các bà, các mẹ tất tả quang gánh ra đồng. Những chiếc xe công nông của bà con Jrai nổ máy xình xịch đợi nhau trên con đường đất hướng về phía cánh đồng.
(GLO)- Ngày xưa, mỗi lần Tết đến, trong căn nhà ngói cũ kỹ, ba tôi lại thắp lên chiếc đèn măng sông. Tiếng “khò khò“ của đèn tỏa ra ánh sáng ngập cả gian nhà, mùi dầu đèn bốc lên hòa quyện cùng mùi hoa quả, mùi nhang làm cho không gian thờ cúng thêm ấm áp.
(GLO)- Đến hẹn lại lên, tháng 11 về, khi Gia Lai đón những ngọn gió đầu mùa cũng là lúc cây lúa trên rẫy của người Bahnar ở xã Đak Trôi, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai chín vàng rực. Từng bông lúa trĩu hạt vàng óng ánh, uốn cong mình báo hiệu một mùa no ấm với đồng bào sinh sống nơi đây.
(GLO)- Đến làng Kê, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tầm cuối tháng 9, đầu tháng 10 như thời điểm này, du khách sẽ ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, lúa đang độ chín vàng óng ả, dễ liên tưởng đến mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang của núi đồi Tây Bắc.
(GLO)- Những năm 50-60 của thế kỷ trước, đồng ruộng Tuy Phước (Bình Định) quê tôi còn trong lành lắm. Cánh đồng nào người dân cũng đều bón phân chuồng, thi thoảng mới thêm tí phân hóa học. Có lẽ nhờ vậy cho nên trên đồng luôn có các loại cá rô, cá sặc, cá lóc nhỏ, cua đồng… sinh sống.
(GLO)- Bắt đầu là hương lúa. Tháng 8 Âm lịch, lúa ngả vàng đồng báo sắp vào vụ gặt. Năm nay thuận thời mưa nắng, lúa Hè Thu cứ tốt bời bời không kém vụ Đông Xuân. Những sáng tinh sương ra đồng đã nghe hương lúa chín thoảng bay.