Hương mùa gặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bắt đầu là hương lúa. Tháng 8 Âm lịch, lúa ngả vàng đồng báo sắp vào vụ gặt. Năm nay thuận thời mưa nắng, lúa Hè Thu cứ tốt bời bời không kém vụ Đông Xuân. Những sáng tinh sương ra đồng đã nghe hương lúa chín thoảng bay.

Hương lúa mộc mạc, nhẹ nhàng mà thấm đẫm, lắng sâu; người sinh ra, lớn lên cùng đồng ruộng không khó khăn gì để nhận ra. Nhẹ nhàng nhưng hàm chứa bên trong những thông điệp mùa rất rõ. Nghe chừng mực đậm nhạt của hương lúa mẩy vàng, nhà nông có thể áng chừng không sai lúa chín cỡ nào, gặt được hay chưa. Xa hơn thì hãy liên tưởng đến hương một nồi cơm lúa mới được mẹ mở vung, xới bằng đũa cả trong buổi sớm mai. Phơi từng hạt cơm mịn mỡ, trắng bong. Nghi ngút khói, thơm lừng…

Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet



Vào chính vụ. Xưa thì soàn soạt liềm quơ. Giờ xình xịch máy gặt. Đồng đất bắt đầu dậy lên hương mới; mùi hương chủ trong dàn giao hưởng đa hương mỗi năm hai vụ: hương rơm. Hương lúa chín vẫn còn nhưng nhạt bớt, nhường chỗ cho nồng nàn ngây ngất hương rơm. Rơm tươi mới cắt, dậy hương từ những thân lúa bị xén ngọt ngang lưng. Lạ kỳ thay, đớn đau mình lúa lại hóa thân thành mùi hương ngọt lịm! Hương ấy trộn lẫn cùng mùi bùn non-lép nhép cuộn lên từ bánh xích máy gặt, bì bõm nâu đen dưới bước chân người-khiến hương càng nồng hơn, ngọt hơn. Nắng thu rót mật xuống đồng, ủ cái nồng ngọt kia dậy men thành thứ hương-rượu-mùa rất lạ khiến ai lỡ hít vào cũng thấy mình ngây ngất, say say. Còn với những chủ nhân thực sự của đồng đất mênh mông, cơn say ấy còn ngọt ngào, quyến rũ hơn khi nhìn công sức lao động lâu nay hóa thân thành những bao lúa vàng nặng trĩu. Say lịm, để rồi sau đó lại tỉnh ra trong cơn hưng phấn như chưa hề có những nhọc nhằn lo toan trước đó, ôm xốc gọn từng bao “vàng mười” trĩu nặng lên lưng mà vác phăm phăm ra đường, chất lên xe công nông chờ sẵn. Lặc lè những chiếc xe công nông chở lúa, chở rơm chất cao có ngọn dường như cũng đang nghiêng ngả trong cơn-say-hương-mùa trên cuộc hành trình về xóm. Hương mùa vấn vít theo từng chuyến xe, sực thơm cả lớp bụi đường…

Rơm vàng trải lên chân rạ ngoài đồng, gặp nắng khô cong sẽ lại chuyển mùi thơm khác. Ngọt nhưng nhẹ nhàng, thanh tao hơn chứ không còn nồng nàn rã rượi. Vẫn mang hương mùa gặt nhưng hương giờ đã được gói, cuộn kín đáo vào trong, theo gánh quang, cộ bò, xe máy kéo về nhà mà ủ mà vun trong từng nọc rơm khô dự trữ cho trâu bò có cái ăn trong suốt mùa mưa. Thứ hương mùa kín đáo kia đằm thắm, lắng sâu không dễ nhận ra. Thi thoảng, hương chỉ nhẹ nhàng, mơ hồ tỏa bay mỗi lúc có bàn tay thò rút soạt nạm rơm vàng khô cong ra khỏi nọc. Hương ấy đánh thức giác quan, nhẹ nhàng gợi nhớ gợi thương đến những mùa gặt còn in sâu trong ký ức. Nồng nàn hương rơm hương lúa. Nồng nàn hương đồng đất. Nồng nàn cả hương từ chiếc áo đẫm mồ hôi mẹ mặc trong lúc kĩu kịt cong lưng gánh lúa về làng…

 Y nguyên

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...