Ruộng quê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm 50-60 của thế kỷ trước, đồng ruộng Tuy Phước (Bình Định) quê tôi còn trong lành lắm. Cánh đồng nào người dân cũng đều bón phân chuồng, thi thoảng mới thêm tí phân hóa học. Có lẽ nhờ vậy cho nên trên đồng luôn có các loại cá rô, cá sặc, cá lóc nhỏ, cua đồng… sinh sống. Bà con thường trồng lúa 2 vụ trong năm, vụ tháng 3 và vụ tháng 8. Mùa tháng 8 thường mưa, nông dân quê tôi ngày ấy chưa có áo ni lông đi mưa như bây giờ, họ thường dùng những tấm áo tơi kết bằng lá, xếp chồng lên nhau hoặc dùng chiếc chiếu gấp làm đôi, may kín bên dưới, chừa 2 bên chỗ cánh tay, nhìn xa bà con mặc áo tơi trông như những con cò đang lúi húi làm đồng.
Đến mùa làm ruộng, việc đầu tiên là phát bờ. Người ta dùng phảng (một loại dao lưỡi dài, cán cũng dài) phạt cỏ bờ ruộng, sau đó mới thuê trâu cày. Cả 2 xóm trên của làng tôi bấy giờ chỉ có 2, 3 nhà nuôi trâu. Nhà nuôi trâu tuy vất vả song rất thuận lợi trong công việc, chủ động được cày bừa, lại có phân chuồng bán quanh năm. Quê tôi cày ruộng khác với ngoài Bắc, cày và bừa đều dùng 2 con trâu, chỉ có cày đất thổ (đất cao thường trồng đậu, khoai) mới dùng bò. Cặp trâu lực lưỡng mang một cái ách lớn trên vai, kéo theo sau chiếc đòn cày, bên dưới gài lưỡi cày sắc, bóng loáng, nghiêng một bên. Trâu kéo rất khỏe, đường cày thẳng, lưỡi cày ăn sâu xuống nền đất 20-30 cm, lật đất đều sang 2 bên. Chốc chốc người cày lại hô “dí, thá” lệnh cho trâu đi sang bên trái hoặc bên phải. Thường khi cày xong, bốn góc ruộng đường cày không tới nên phải dùng cuốc dặm và san bằng mặt ruộng sau khi bừa. Mỗi ruộng bừa, bọn trẻ chúng tôi mang theo đụt (giỏ đựng cá đan bằng tre, nắp tròn vành loe và có nắp đậy) bước lép nhép theo sau mỗi đường bừa, bắt cá rô, cá diếc, cua… trồi lên mặt bùn.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Vào mùa gặt, xóm làng nhộn nhịp đông vui. Tôi còn nhớ, hôm nào ruộng nhà gặt thì sáng sớm má tôi cắp một chiếc thúng khá lớn cứ đi dọc theo đường làng hốt lấy những bãi phân trâu còn nóng hổi. Sân nhà chiều hôm trước đã được má con tôi quét sạch sẽ. Phân trâu mang về, bà hòa nước vào rồi đổ xuống đất, rải đều lên mặt sân. Mấy phút sau, phân trâu tạo thành một lớp “xi măng” mỏng, nhờ vậy mặt sân không hề có lẫn hạt cát, hạt sạn nào. Rồi nhờ mấy người đàn ông khỏe, vần những tảng đá núi khá lớn, một mặt phẳng, trước đó xếp chồng ở một góc vườn, kê lên những đòn kê làm từ thân cây dừa và cây gỗ để đập lúa. Lúa gặt xong, người ta bó thành từng bó rồi gom lại gánh về, thường là dùng chiếc đòn xóc, 2 đầu nhọn mới chịu được gánh lúa nặng trĩu, nhún nhảy kĩu kịt trên vai.
Lúa gánh về sân nhà đến đâu, đập đến đó. Người đứng đập lúa cứ lấy từng bó đập mạnh xuống mặt phẳng tảng đá, hạt lúa văng ra nghe rào rào. Dùng trang gỗ cào lúa lại thành đống, sau đó đổ lúa đầy thúng rồi dùng một cái gạt làm bằng ống cây trảy (một loại thuộc họ tre nhưng nhỏ hơn, lóng dài) dùng lâu năm đã bóng nước gạt qua cho lúa cao bằng miệng thúng. Thường tỷ lệ ăn chia giữa chủ ruộng và người gặt là 9/1, cứ 10 thúng lúa thì chủ 9 thúng, người gặt 1 thúng. Gặt đập lúa cả ngày, gia chủ nấu cơm trưa cho người gặt ăn, đến xế chiều thì đãi thêm cốm, đường tán, “sa sa” (chế biến từ rong biển, đông lại như sâm xanh ở Tây Nguyên) mùa này thường được người ta gánh đi bán dạo khắp xóm làng.
Gặt xong, phơi xong thì rê lúa (địa phương gọi là giê) trước khi đưa vào bồ chứa. Bấy giờ, hầu như nhà nào cũng có một chiếc xe lúa đóng bằng gỗ, ván, có 4 chân, bên trên có một chiếc muỗng lớn cũng bằng ván để đựng lúa. Từ đây lúa chảy xuống, người đứng quay một cái quạt gắn giữ thùng xe, thổi lúa lép bay ra phía trước, còn lúa chắc và lúa lẫn lép rơi xuống 2 miệng xe bên dưới. Thu hoạch xong, rơm rơi ra và những bó rạ sau đập trở thành chất đốt phổ biến của người dân quê tôi. Phải xây những cây rơm và cây rạ để dành dùng cả năm. Để một cây gỗ ở giữa, rơm chất xung quanh. Đống rạ thì khó chất hơn, phải quay đuôi vô trong, đầu rạ ra ngoài, dưới to trên nhỏ, xây lên đến chóp thì dùng chiếc nón cũ chụp lại tránh mưa ướt làm hỏng rạ.
Những năm sau này, người quê tôi không còn phải gánh lúa về nhà đập nữa mà dùng máy tuốt ngay trên ruộng. Những con mương nhỏ chạy quanh cánh đồng cũng không còn, thay vào đó là con mương thủy lợi thẳng tắp, đầy ắp nước. Ruộng làm đến 3 vụ, đất không nghỉ. Thuốc trừ sâu, phân hóa học được sử dụng nhiều, đồng ruộng cũng không còn con cua, con ốc chứ chưa nói đến cá, tôm…
Chợt nhớ những ngày mưa tháng 8, nhớ hình ảnh lũ trẻ chúng tôi xắn quần bì bõm lội ruộng bắt cá sau mỗi đường bừa…
THANH PHONG

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.