Chiếc đèn ngày cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày xưa, mỗi lần Tết đến, trong căn nhà ngói cũ kỹ, ba tôi lại thắp lên chiếc đèn măng sông. Tiếng “khò khò” của đèn tỏa ra ánh sáng ngập cả gian nhà, mùi dầu đèn bốc lên hòa quyện cùng mùi hoa quả, mùi nhang làm cho không gian thờ cúng thêm ấm áp.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Chiếc đèn là vật mưu sinh của gia đình. Ba tôi kể lại: Để có tiền mua chiếc đèn, ông nội phải lặn lội làm thuê gần mấy tháng trời. Những dịp lễ Tết, ba tôi cẩn thận mở chiếc hộp gỗ để lấy chiếc đèn ra lau chùi và cột chiếc bông đèn vào. Khi đốt lên phát ra ánh sáng trắng nhất so với các loại đèn thời ấy.
Vào mùa khô, nước sông suối cạn, chiếc đèn là phương tiện để ba má tôi lặn lội hàng đêm đi soi cá. Có lần, tôi xách giỏ lon ton chạy theo. Má soi đèn, ba úp nơm. Những con cá chép, cá lóc thấy đèn cứ trừng mắt đỏ ngầu nằm yên dưới vũng nước trong xâm xấp. Ba tôi lom khom úp nơm với manh áo bạc màu ướt lên tới ngực. Mỗi lần bắt được cá to, ba lại nở nụ cười mà đôi hàm răng đánh cầm cập vì lạnh. Quá nửa đêm, cả gia đình mới trở về nhà. Tôi hình dung như đàn chim vạc ăn đêm dẫn nhau về tổ ấm.
Vào vụ gieo cấy, ba xách đèn, vai vác bừa, lùa đôi bò ra ruộng, ánh sáng dẫn đường lần theo từng bước chân. Đến nơi, ba treo đèn lên cành cây cao cạnh bờ, ánh sáng như tỏa hết mình để ba cố bừa xong thửa ruộng sáng mai kịp cấy. Khuya về, ánh đèn soi đường cho ba dò lần những bước dưới màn đêm hun hút, men theo tiếng chim ăn đêm lần bước về nhà.
Mùa gặt, chiếc đèn lại tỏa sáng toàn sân để ba thấy đường dang cao bó lúa đập xuống nền sạp cho những hạt thóc bung ra khỏi thân rơm. Má ôm chiếc nia như quá khổ, lặng lẽ sảy, gạn lại từng hạt thóc ươm vàng. Mùi mồ hôi trên lưng áo ba, mùi mồ hôi quấn trên tóc má cộng với mùi thơm của rơm rạ, mùi dầu đèn tỏa ra, hòa quyện vào nhau để lại những dư hương ấm áp trong tôi qua những ngày mùa.
Rồi những hạt thóc nhọc nhằn đã giũa mình trắng tinh nuôi tôi khôn lớn. Tôi như cánh chim dang đôi cánh rộng, những lo toan cho hành trang cuộc đời cứ cuốn hút quên đi ngày tháng. Đón những cái Tết xa quê, cũng đầy đủ các thức, món của Tết nhưng sao tôi nghe như thiếu thốn một điều gì. Có lẽ, chỉ có quê nhà mới cho tôi cảm nhận cái Tết thật trọn vẹn.
Quê tôi hôm nay, đèn điện đã thắp sáng các đường đi ngõ hẻm, chiếc đèn năm xưa được ba bỏ vào chiếc hộp cất sâu trong góc tủ. Và những câu chuyện của một thời cũng đã theo ba má bay về một phương trời xa thẳm.
Bây giờ, tất cả đã im lìm nằm trên gian thờ chỉ còn lại bóng hình qua di ảnh. Đứng trước gian thờ, chiếc đèn măng sông đã không còn bông đèn để phát ra ánh sáng nhưng tôi vẫn cẩn trọng mắc lên chỗ ba tôi thường treo để giữ lại dư âm, hình ảnh, để nhớ lại mùi hương, nguồn sáng của những ngày tháng êm đềm bên gia đình đoàn tụ.
AN SINH

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.