Một thời làng phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước đây, bệnh phong là căn bệnh đáng sợ và ám ảnh nhất với không ít người dân Tây Nguyên. Ai mắc bệnh phong gần như nhận bản án tử hình từ cộng đồng. Họ không những bị đuổi ra khỏi làng mà đôi khi còn với cả gia đình, bà con ruột thịt. Bởi nỗi ám ảnh khủng khiếp với căn bệnh này, có người bị mắc những căn bệnh ngoài da như vảy nến hay bạch biến cũng được coi là “cùi” và đuổi ra khỏi làng. Làng phong hình thành nên từ những con người bị cộng đồng ruồng rẫy, kỳ thị như thế.

Đến năm 2000, nhiều làng phong vẫn còn là “ốc đảo”, gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Tôi đã đến hàng chục làng phong như thế ở các huyện: Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang… Tuy nhiên, ấn tượng nhất vẫn là làng Khơ, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông. Ấn tượng ngay từ khi tiếp xúc với Trưởng thôn Rơ Châm Biu. Ông Biu được bầu làm Trưởng thôn bởi ông là người duy nhất của làng biết chữ (được học 9 tháng xóa mù). Dù vậy, ông cũng không biết mình sinh năm nào. Ông bị liệt một chân từ nhỏ, vì thế mới lấy “vợ cùi” rồi bị làng đuổi vào đây. Suốt lúa xong chỉ ăn được 1 tháng là hết nhưng ông vẫn “tự hào” hơn hẳn nhiều người trong làng “bởi có nhà chưa bao giờ có được bữa cơm no, quanh năm cứ lá mì luộc chấm muối ăn miết miết”. “Nhưng cái đói chưa phải là nỗi khổ nhất của làng đâu-ông Biu than thở-Con nít làng này ra làng Tnao xin học, làng Tnao đuổi tất cả về vì sợ lây. Còn lũ thanh niên, muốn bắt vợ, bắt chồng chỉ biết nhắm trong làng. Thế nên, con gái mới 13 tuổi, thậm chí có đứa mới 11 tuổi đã bắt chồng”.

Sản phẩm đan lát của một bệnh nhân phong làng Bluk Blui. Ảnh: Ngọc Tấn

Sản phẩm đan lát của một bệnh nhân phong làng Bluk Blui. Ảnh: Ngọc Tấn

Giã từ cuộc sống đói nghèo cùng cực, đời sống người dân ở các làng phong bây giờ đã thay đổi nhiều. Với các chương trình kinh tế-xã hội của Nhà nước, hạnh phúc lớn lao nhất của những con người một thời bị ruồng bỏ, xa lánh là được mở cánh cửa cuộc sống với thế giới bên ngoài. Cách nay đã khá lâu, tôi có dịp trở lại làng Bluk Blui (xã Ia Ka, huyện Chư Păh). Đây là ngôi làng được hình thành từ năm 1963, khi một số người bị bệnh phong ở nhiều vùng của tỉnh Gia Lai và Kon Tum về sinh sống. Nhờ sự tuyên truyền tích cực của chính quyền, trong làng từ lâu đã không còn sự kỳ thị, xa lánh đối với những người bị bệnh. Dân làng đoàn kết giúp nhau làm ăn. Những người bị bệnh nhẹ còn được thuê làm các công việc như: bỏ hom mì, cấy lúa, vặt chồi cà phê, thu hoạch bời lời… Từ đó mà cái đói đã được dân làng xóa bỏ từ lâu. Ngay những người bị bệnh nặng cũng không chịu đầu hàng số phận, không ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng. Dù chân tay bị tàn phế, họ vẫn làm ra những chiếc gùi, chiếc thúng rất đẹp.

Ông Rơ Châm Kơmlo bị câm điếc, mất hết 10 ngón chân, bàn tay trái mất 2 ngón cuối nhưng vẫn là một tay đan gùi có tiếng ở làng. Gùi ông đan rất đẹp và bền nên nhiều người đến tìm mua. Đan lát là công việc mang lại niềm vui và thu nhập nên ông rất chăm chỉ. Ông sống một mình trong căn phòng nhỏ nhưng gọn gàng, ngăn nắp. Ông A Dai, người dân tộc Xê Đăng may mắn hơn là có một gia đình trọn vẹn. Tuy vợ chồng ông đều bị bệnh phong, mất hết bàn chân nhưng các con đều lành lặn, khỏe mạnh. Hàng ngày, ngoài việc đi làm thuê, ông cùng vợ vót tre đan gùi rồi mang ra chợ bán. Khi tôi ghé thăm nhà, ông A Dai vui vẻ khoe những chiếc gùi vừa hoàn thành và nói: “Dù Đảng, Nhà nước quan tâm, những người tốt bụng thường đến tặng gạo, mắm nhưng dân làng mình không ai muốn ngồi một chỗ trông chờ. Ai còn sức, còn làm được việc gì thì còn gắng đỡ đần con cháu”.

Rời làng Bluk Blui khi mặt trời chưa đứng bóng, nụ cười rạng rỡ của ông A Dai, Rơ Châm Kơmlo khiến tôi cảm giác những chuyện kỳ thị khủng khiếp cách nay chưa xa chỉ là những chuyện cổ tích từ thuở xa xăm nào.

Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Nạn mua bán người gây ra những hậu quả không thể đo đếm được khi tước đoạt tương lai, cuộc sống và để lại nỗi đau tận cùng cho nạn nhân, gia đình họ cùng nhiều người khác. Thấu hiểu nỗi đau đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và cả hệ thống chính trị quyết liệt đấu tranh với loại tội phạm này. Luật Phòng, chống mua bán người sau hơn 10 năm được Quốc hội thông qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, có ý nghĩa chính trị cả về đối nội, đối ngoại và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trước vấn nạn nhức nhối cần loại bỏ.
Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Con chó Sóc có màu lông xám pha trắng giống màu gấu trúc, còn con chó Bẹc có lông vàng pha đen. Cả 2 con không phải vật lộn để sinh tồn như con chó Ca Dăng trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn James Oliver Curwood. Cả 2 con phải quen với mùi hương mới, khi sự đổi thay lan khắp vùng cao xã Ga Ri (Tây Giang).
Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Họ cũng muốn được quây quần bên mâm cơm tối cùng gia đình, được ngủ say trên chiếc giường có chăn ấm, nệm êm. Nhưng cuộc mưu sinh không cho họ lựa chọn nào khác. “Nghề của mình như vậy, đã đâm lao thì phải theo lao. Đời mình không sướng được thì cố để con cháu được sướng thay mình”, chị Lợi, một người bán hàng rong ở bờ hồ Hoàn Kiếm tâm sự...
Mùa thiên di của người

Mùa thiên di của người

Khi những cơn mưa dầm của tháng 11 dần tắt, gió chướng bắt đầu thổi về, mang cái hanh khô, se sắt phủ tràn lên những bạt ngàn cà phê chín đỏ, đó là khi đoàn người thiên di từ khắp các ngả quê đổ về Tây Nguyên. Dù đã nhiều lần đến Tây Nguyên vào mùa gió chướng, gặp những đoàn người thiên di mùa cà phê chín, nhưng tôi vẫn có cảm xúc khó nói hết thành lời…
Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Từ một người khuyết tật, chị Nguyễn Thị Huyền đến từ Đắk Nông không ngừng nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống, tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ: “Đẹp không chỉ ở nhan sắc, đi không chỉ nhờ đôi chân, chim cánh cụt vẫn có thể bay nếu chúng ta đủ niềm tin và nghị lực”.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

(GLO)- Trước khí thế sôi sục của Nhân dân từ nông thôn đến thành thị trên cả nước đang vùng lên như nước vỡ bờ, Tri huyện Tân An Phan Sĩ Sàng đã bỏ trốn; quân đội Nhật lặng lẽ rút khỏi An Khê. Đoàn Thanh niên Chấn Hưng cử anh Trần Thông cùng một số thanh niên cốt cán vào Đồn Bảo an gặp Đội Kiệt để giải thích hiện trạng đất nước, địa phương và đề nghị giải giáp vũ khí, giải tán lính Bảo an ở huyện lỵ.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Rước rể

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.