Một mình một ngựa lên núi làm vườn treo "ngọc xanh" tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nơi heo hút với những sườn núi toàn những đá là đá, Tráng A Cao-1 anh chàng người Mông đã tìm ra 1 loại cây ăn quả mới cho thu rất nhiều tiền. Đó là cây chanh leo. Vườn chanh leo 5ha cho quả chi chít ngỡ như vườn treo những quả ngọc xanh trên sườn núi của Trang A Cao ai lạc bước vào thăm cũng đều khen nức nở...Nhiều người gọi đây là vườn treo "ngọc xanh" tiền tỷ...
rên những mỏm đá tai mèo lởm chởm, Tráng A Cao đã trồng chanh leo nhìn đâu cũng thấy quả, làm nên vườn ngọc xanh trị giá tiền tỷ.
Trên những mỏm đá tai mèo lởm chởm, Tráng A Cao đã trồng chanh leo nhìn đâu cũng thấy quả, làm nên vườn ngọc xanh trị giá tiền tỷ.
Đất Vân Hồ rộng mênh mông và tươi tốt, vậy mà cái đói, cái nghèo vẫn bám riết nơi đây như định mệnh. Mơ ước đưa gia đình thoát nghèo và mở lối cho bà con thôn bản, anh Tráng A Cao – Bí thư Chi bộ bản Hua Tạt, xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn phá ngô, su su để trồng cây ăn quả, “bắt” cái núi, cái nương cùng bà con vươn lên thoát nghèo...
Gặp Tráng A Cao giữa miền cao nguyên lộng gió, cảm nhận đầu tiên của tôi về người đàn ông dân tộc Mông này là sự mạnh mẽ và dễ gần. A Cao dáng người cao lớn, khuôn mặt cương nghị, nước da rám nắng tựa như màu đồng hun, giọng nói vang như chuông đồng buổi sớm. A Cao leo núi, trèo đồi nhanh như sóc, dường như anh chẳng chịu ngồi yên giây phút nào.
Sờ đâu cũng có tiền
Anh Tráng A Cao chăm sóc vườn chanh leo. Ảnh: Xuân Tuấn
Anh Tráng A Cao chăm sóc vườn chanh leo. Ảnh: Xuân Tuấn
Ngôi nhà đất, mái thấp kiểu truyền thống người Mông của A Cao nằm cạnh Quốc lộ 6. Xung quanh nhà cây cối xum xuê, vườn đào, mận xanh mướt lấp ló bên triền đồi. Khu chế biến ngô rộng thênh thang tựa như một công xưởng lớn. Nhìn cái xưởng rộng mênh mông, A Cao không giấu được vẻ tiếc nuối và ngậm ngùi: “Nó đã từng có thời hái ra tiền đấy. Cách đây mươi năm, cây ngô còn thịnh hành, mỗi năm xưởng xuất đi cả trăm tấn ngô. Buồn thay, giờ cây ngô đã không mang lại cuộc sống ấm no nữa rồi vì giá ngô không bù lại được chi phí”.
Nỗi buồn của anh nông dân người Mông gắn bó cả đời với cây, với đất trôi qua nhanh, vì A Cao luôn vượt khó đi lên. Cách nhà vài trăm mét là vườn chanh leo rộng ngút tầm mắt. Từng giàn chanh leo sai trĩu quả nối nhau kéo dài tới chân núi. A Cao trồng chanh leo đã được 4 năm. Thời gian đầu, anh chỉ trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ. Nay cây chanh đã khẳng định được vị thế của mình, ông mới mở rộng diện tích. Từ khi chanh leo bén rễ đất này, A Cao thu tiền rủng rỉnh.
Không ngờ những triền núi lởm chởm mỏm đá tai mèo bản Hua Tạt, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La-nơi Tráng A Cao sinh sống lại có thể trồng được những vườn chanh leo trĩu trịt quả.
Không ngờ những triền núi lởm chởm mỏm đá tai mèo bản Hua Tạt, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La-nơi Tráng A Cao sinh sống lại có thể trồng được những vườn chanh leo trĩu trịt quả.
 A Cao so sánh, so với cây mận, đào, chanh leo ăn đứt về hiệu quả kinh tế. Chanh leo trồng sau 6 tháng sẽ cho thu hoạch. 1ha có thể thu được 30-50 tấn quả, với giá bán trung bình 26.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận đạt 300 triệu đồng/ha.  Không những thế, A Cao còn phủ xanh hết đất của nhà bằng cam, bưởi, quýt, anh còn thuê 2ha đất ở xã Tân Xuân để trồng quýt, năm nay bắt đầu cho thu hoạch.
Không chùn bước
A Cao sinh ra trong một gia đình đông anh em. Nhà anh đã nhiều đời gắn bó với cao nguyên Mộc Châu. Sống giữa vùng quanh năm mây mù bao phủ, đất đai rộng lớn nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Ngay từ thuở nhỏ, A Cao được ăn học đến nơi đến chốn. Biết được cái chữ, được giao lưu và tiếp xúc với nhiều người nên A Cao hiểu được tiềm năng lớn của vùng đất cao nguyên này.
Nhà có nhiều nương, ruộng nhưng A Cao chưa từng bỏ không tấc đất nào. Cái thuở cây ngô đang thịnh hành, nhà A Cao thu cả trăm tấn ngô mỗi mùa. Khi người dân còn đang vật lộn với miếng ăn, A Cao đã mạnh dạn mua xe tải chở ngô, vay tiền ngân hàng xây dựng xưởng sấy ngô để bán. Nhưng việc làm ăn chỉ thuận lợi được vài năm, khi giá ngô xuống, cái xưởng chế biến của anh bỗng trở nên thừa.
Tráng A Cao đi dưới giàn chanh leo đeo đầy quả cứ như đang lạc vào khu vườn cổ tích.
Tráng A Cao đi dưới giàn chanh leo đeo đầy quả cứ như đang lạc vào khu vườn cổ tích.
Ngậm đắng nuốt cay khi tiền triệu không cánh mà bay, A Cao buồn lắm. Qua vụ thất bại này, A Cao trồng mận hậu, rồi đào Pháp, rau sạch. Cây gì có thể sống và cho thu hoạch ở đất này A Cao đều là người đi đầu. Suốt hành trình bới đất, lật cỏ tìm kế sinh nhai và cách thoát nghèo cho mình, cho bà con khiến A Cao trải qua nhiều thất bại cay đắng. Cây su su trồng ở đất này, quả sai sập giàn, nhưng giá bán cả yến su su không bằng bát phở. Cây mận, cây đào tạo nên vẻ đẹp thơ mộng của vùng đất cũng chưa giúp được nhiều cho bà con. Cứ đến vụ thu hoạch, người dân lại đối mặt với vấn đề giá giảm.
Bao lần vấp ngã, bao lần đứng dưới mưa nhìn gia đình mình thu hoạch hoa quả, khi bán lại không đủ tiền công khiến A Cao mắt đỏ ngầu mà lòng nặng trĩu âu lo. Mỗi lần thất bại là một lần anh học được những kinh nghiệm xương máu để tiếp tục bước tiếp. Anh dựng chuồng nuôi lợn rừng. Su su, ngô bán ế, anh chuyển sang thành thức ăn cho lợn hết. Không ngờ cách làm mới này mang lại hiệu quả cao.
Với 5ha trồng chanh leo, mỗi năm gia đình Tráng A Cao thu về cả tỷ đồng-1 số tiền mà những năm trước trồng ngô, trồng sắn anh có mơ cũng không thấy.
Với 5ha trồng chanh leo, mỗi năm gia đình Tráng A Cao thu về cả tỷ đồng-1 số tiền mà những năm trước trồng ngô, trồng sắn anh có mơ cũng không thấy.
 Dường như ước mơ làm giàu và tìm cách thay đổi số phận của chàng trai người Mông này không dừng lại ở việc đủ ăn. Mỗi lần thử nghiệm là một lần anh đứng trước núi khó khăn. “Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, cá nhân nhận thấy tiềm năng của vùng đất này. Tôi vẫn luôn nói với bà con, mình làm được sản phẩm tốt, khắc sẽ có người đến mua”- A Cao chia sẻ.
Ước mơ về một Vân Hồ xanh
Cả cuộc đời bới đất lật cỏ, tìm muôn nghìn cách và gặp muôn vàn khó khăn, nhưng A Cao luôn tâm niệm một điều, phải tìm ra được con đường giúp bà con thoát nghèo. Giờ đây, Hua Tạt đang được đánh thức, người thì làm homestay, người tham gia trồng chanh dây liên kết với các doanh nghiệp. Với cách làm này, bà con có thể yên tâm sản xuất, không lo chuyện được mùa mất giá. Đất núi Hua Tạt đã phủ xanh cây chanh leo, nhưng ước mơ của người Bí thư Chi bộ này chưa dừng lại ở đó. Một điều mà A Cao băn khoăn nhất là làm sao sản phẩm bà con làm ra phải sạch từ khâu sản xuất.
Nụ cười phấn khởi của Tráng A Cao khi những tính toán và những ngày lao động vất vả của gia đình được đền đáp xứng đáng.
Nụ cười phấn khởi của Tráng A Cao khi những tính toán và những ngày lao động vất vả của gia đình được đền đáp xứng đáng.
"Bao năm qua, người dân nơi này coi thuốc diệt cỏ như là trợ thủ đắc lực trong sản xuất. “Ngày trước, ai cũng tưởng việc đó là nhàn. Giờ thì tôi hiểu, thứ thuốc đó sẽ diệt hết mầm sống trên đất này. Tôi không dùng thuốc diệt cỏ nữa, tôi đang cố gắng vận động bà con cũng bỏ thứ kẻ thù của đất ấy đi. Có như vậy Vân Hồ mới xanh, mới sạch được”- A Cao chia sẻ.
Không những giúp dân làm kinh tế, A Cao cũng còn đén từng nhà, gặp từng người để chia sẻ về cái hay, cái đẹp, cái mới cần làm theo. Suốt thời gian dài kiên trì, những hủ tục lạc hậu đã dần được bà con từ bỏ như việc cúng ma để cả tuần, cúng khi ốm đau, lấy nhiều vợ…. Trong suốt câu chuyện làm giàu của mình, A Cao luôn kiên nghị và không chịu lùi bước. Giờ anh đã xây dựng được cơ ngơi bề thế, nương rẫy phủ xanh cây ăn quả. Đó là thành quả của người đàn ông đã dám một mình một ngựa chinh phục những con đèo đầy dốc đá lởm chởm Hua Tạt.
Xuân Tuấn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.