Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.

Bài 1: Đường đến Siem Reap

Chúng tôi đi Siem Reap (Campuchia) bằng đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Thực ra cách dễ dàng hơn và đỡ mệt hơn là… bay, bởi ở Siem Reap hiện đã có sân bay quốc tế, bạn có thể bay thẳng từ Nội Bài (Hà Nội) hoặc Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Song vé máy bay thì đắt, giá vé bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Siem Reap thay đổi theo giờ, nếu bay chuyến tối giá vé có thể lên đến 7 – 8 triệu đồng!

Nhập cảnh đất nước chùa tháp

Thủ tục xuất cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh vào Campuchia của chúng tôi tại cửa khẩu Mộc Bài được giải quyết nhanh chóng, bởi cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á khác, khi nhập cảnh Campuchia, du khách Việt Nam không cần xin visa mà chỉ cần có hộ chiếu còn hạn 6 tháng. Thời hạn ở lại nước bạn được cấp phép hẳn một tháng!

Thầm nghĩ giá mà thư thả thời gian và rủng rỉnh tiền bạc để ở lại hết thời gian được cấp phép thì tha hồ đi khắp Campuchia mà khám phá. Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước. Thời gian của chúng tôi chỉ có 4 ngày, đủ để đến Siem Reap... chạy bộ rồi về!

Cây cầu cổ Kampong Kdei.

Cây cầu cổ Kampong Kdei.

Vấn đề đổi tiền và mua sim điện thoại có sẵn dịch vụ ở cửa khẩu. Sim điện thoại là của nhà mạng Metfone. Hóa ra chính là nhà mạng Viettel của Việt Nam sang đầu tư ở Campuchia.

Điều khá thú vị là ở Campuchia, bạn có thể sử dụng được đến… 5 loại tiền: tiền riel, đô la Mỹ (đây là hai loại tiền được sử dụng phổ biến trên toàn quốc Campuchia), đồng bath của Thái Lan, nhân dân tệ của Trung Quốc và tiền đồng của Việt Nam (hầu như ai sang Campuchia cũng đổi sang tiền riel hoặc đô la).

Từ cửa khẩu Mộc Bài đến Siem Reap khoảng 480 km, chủ yếu chạy trên tuyến Quốc lộ (high way) 6, đi qua các tỉnh Svay Riêng, Prey Veng, Kampong Cham và Kampong Thom. Với khoảng cách ấy, chúng tôi mất gần một ngày đường mới đến được thành phố cổ Siem Reap.

Xe chạy trên Quốc lộ 6, băng qua nhiều làng bản và những cánh đồng thốt nốt mênh mông. Thời điểm đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 3) có thời tiết dễ chịu nhất trong năm ở Campuchia, nhưng vẫn rất nắng nóng. Ánh nắng trải dài trên những cánh đồng đất pha cát trắng mênh mông khiến cảm giác nhiệt càng tăng lên.

Theo lời Sen Sarom, anh hướng dẫn viên người Campuchia (Sarom nói tiếng Việt thành thạo đến nỗi thoạt đầu chúng tôi còn tưởng anh là người Việt) thì thời tiết nắng nóng quanh năm khiến người dân Campuchia có nước da đen nhẻm, “vả lại người Campuchia em không bao giờ che chắn, bịt kín mặt nên càng đen!” - Sarom dí dỏm.

Theo lời Sarom, Campuchia là đất nước “đất rộng, người thưa”. Quả thật, với diện tích hơn 176.000 km2, dân số hơn 17 triệu người (kể cả dân nhập cư), mật độ dân số của đất nước chùa tháp là 97 người/km2. Theo quan sát của chúng tôi, các bản làng dọc đường khá thưa thớt, đất đai rộng mênh mông.

Không hổ danh là đất nước của cây thốt nốt, đâu đâu cũng có loại cây này. Thốt nốt được dùng rất nhiều trong đời sống của người dân Campuchia, như: làm món ăn (người ta ăn trực tiếp trái thốt nốt chín hoặc chế biến thành nhiều món như thốt nốt sấy, thốt nốt xay, thốt nốt nước cốt dừa, thốt nốt nướng, kem thốt nốt, bánh bò thốt nốt…); làm đường thốt nốt; làm vật liệu xây dựng (thân cây thốt nốt có thể được sử dụng để làm cột, sàn nhà và tường, lá cây thốt nốt để lợp mái nhà, làm các sản phẩm thủ công…); làm rượu truyền thống gọi là “tuk trey” từ nhựa thốt nốt…

Cũ – mới đan xen

Chỉ nhìn thoáng qua các tỉnh Svay Riêng, Prey Veng, Kampong Cham và Kampong Thom trên đường đi qua nên chúng tôi chưa thể nhận xét một cách đầy đủ, song cảm nhận chung là các địa phương dường như đang ở ngưỡng giao thoa giữa cũ – mới, truyền thống – hiện đại.

Những tòa nhà cao tầng, những tuyến đường cao tốc đang được xây dựng ngày càng nhiều, nhưng nhiều ngôi nhà kiến trúc truyền thống, đền đài, tháp cổ vẫn hiện diện; trên đường phố, cạnh những chiếc xe hơi đời mới đắt tiền vẫn còn rất nhiều những chiếc xe đời cũ, xe máy, xe điện, xe tuk tuk; quán ăn nhanh, bar pub, cà phê hiện đại mọc lên, bên cạnh những quán ăn truyền thống, xe thức ăn đường phố với những món ăn bản địa dân dã…

Dấu ấn văn hóa Phật giáo đậm đặc trong đời sống người dân Campuchia, dễ thấy nhất là kiến trúc. Cổng các phum, sóc, cổng trường học và cổng của các trụ sở cơ quan chính quyền đều được trang trí các hoa văn như hình lá bồ đề, các đường nét uốn lượn…; mái nhà đều cong lên thể hiện hình tượng cách điệu của rắn thần Naga - một trong những sinh vật thần thoại quan trọng, có thể giao tiếp với các vị thần và có khả năng bảo vệ, mang lại sự may mắn cho con người.

Một góc Biển Hồ (Tonle Sap) được xây dựng thành điểm du lịch trên đường đến Siem Reap.

Một góc Biển Hồ (Tonle Sap) được xây dựng thành điểm du lịch trên đường đến Siem Reap.

Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm một công trình kiến trúc cổ mang đậm nét đặc trưng của văn hóa đất nước chùa tháp: cầu Kompong Kdei (còn được gọi là cầu Preah Toes hoặc Spean Kampong Kdei). Được xây dựng từ thế kỷ 12 (năm 1186) dưới thời vua Jayavarman VII nên cây cầu còn được gọi là “cầu cổ ngàn năm”.

Dù đã xây dựng cách đây hơn 830 năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và các sự kiện lịch sử song cây cầu vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc uy nghi của nó. Cầu dài khoảng 86 m, cao 14 m, mặt cầu rộng chừng 14 m, bắc qua sông Kompong Kdei nay đã bồi lắng nhiều.

Cầu cổ Kompong Kdei có 22 trụ nối với nhau tạo nên kiểu vòm, nhìn từ xa các vòm ấy giống như vòm cửa ở các đền tháp. Điều thú vị là nhịp cầu làm bằng đá ong cổ. Theo lời giới thiệu của Sen Sarom thì đá được ráp nối với nhau mà không sử dụng bất cứ chất kết dính nào! Lan can cầu làm bằng đá sa thạch, hai đầu cầu được điêu khắc tượng rắn Naga 9 đầu hết sức tinh xảo.

Ngày nay người dân vẫn đi lại trên cây cầu này, nhưng chính quyền đã ngăn không cho xe ô tô lưu thông, chỉ còn xe máy và xe thô sơ qua lại trên cầu.

(Còn nữa)

Bài 2: Siem Reap – Sôi động cố đô xưa

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.