Mơ Hra-Đáp trong trái tim già Hmưnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi vừa về xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) để thăm nghệ nhân Hmưnh. Làng Bahnar cũ nay đã được sáp nhập, thành làng mới Mơ Hra-Đáp nhưng tình người vẫn vẹn nguyên như trước.

Thấy tôi đến, già làng Hmưnh lật đật chạy ra nắm tay, ôm vai rồi vừa hỏi han vừa pha trà, đổ nước vào ghè rượu. Người đàn ông Bahnar 74 tuổi này bảo mừng quá khi được gặp lại tôi, vì có chuyện đang muốn kể. Tôi hỏi chuyện gì, ông bảo: “Cứ nhìn đi”. Tôi đưa mắt đảo quanh vách ván thì thấy ngoài tấm bằng Nghệ nhân Ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng năm 2022, một số bằng khen, giấy khen thì còn có một tấm hình lớn chụp ở Phủ Chủ tịch.

Nghệ nhân Hmưnh và món quà Chủ tịch nước tặng trong chuyến ra thăm Hà Nội, tháng 4-2022. Ảnh: N.Q.T

Nghệ nhân Hmưnh và món quà Chủ tịch nước tặng trong chuyến ra thăm Hà Nội, tháng 4-2022. Ảnh: N.Q.T

Ông kể, hồi tháng 4 năm ngoái, ông được tỉnh chọn cử ra Hà Nội tham dự cuộc gặp giữa các già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc với Chủ tịch nước. Theo ông Hmưnh, Hà Nội to như thế nào không biết, vì không có nhiều thời gian để đi xem nhưng đâu đâu cũng thấy người và xe cộ. Cuộc gặp gỡ của gần 100 đại biểu nhưng Hmưnh bảo, ông chỉ nhớ được mấy anh em Tây Nguyên mình và một vài chị em miền núi phía Bắc. Nghe tôi hỏi: “Sao lại nhớ bà con phía Bắc?”, ông thật thà đáp: “Tại họ mặc đồ đẹp và lạ quá”.

Già làng Hmưnh pha trà trong cái ấm đẹp, là quà tặng từ chuyến ra Hà Nội với niềm tự hào mà không phải người Bahnar nào cũng có được. Ông kể, mình đã mang hộp quà ấy từ Hà Nội về trân trọng như thế nào và mời bà con đến xem nó ra làm sao. Vốn không biết uống trà, nhưng giờ có ấm đẹp, ông Hmưnh đã dành tiền, lâu lâu mua gói trà tiếp khách.

Thời chiến tranh chống Mỹ, ông là du kích rồi bộ đội địa phương. Ông bị thương trong một trận càn và bị địch bắt. Từng trải qua nhà tù, tập tễnh chân thấp chân cao vì bom đạn, nhưng khi hòa bình lập lại, ông không là thương-bệnh binh. Tôi hỏi vì sao, ông bày tỏ: “Mình không có giấy tờ gì nên không làm chế độ được. Nhưng không sao, sống như thế này là vui rồi. Thời chiến tranh bao nhiêu người đã hy sinh”. Nói rồi, ông dõi ánh nhìn hướng về dãy núi xanh xa.

Ngoài việc thi thoảng lên rẫy, ông Hmưnh chủ yếu lo việc cúng kiếng cho làng và dạy đánh chiêng cho các cháu nhỏ. Theo tục xưa, người Bahnar có 2 loại nghi lễ, liên quan đến vòng đời người và chu kỳ cây trồng. Từ ngày cuộc sống đổi mới, các hoạt động tín ngưỡng tuy có giảm nhưng lễ cúng làng, cúng giọt nước hay cúng trước khi vào mùa hoặc đóng cửa kho lúa ở nơi này vẫn diễn ra như thường lệ. Theo già làng Hmưnh, đó là những ngày đông vui, ai cũng phấn khởi, gần gũi, đoàn kết như anh em một nhà.

Từ nhiều chục năm nay, ông Hmưnh chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động văn hóa và nhất là những dịp sinh hoạt cồng chiêng của làng. Ông luôn có mặt sớm nhất trong các buổi tập, uốn nắn từ cách đi đứng đến lối cầm chiêng cho những người trẻ. Với ông, làm thế nào để lớp người sau mình thích chiêng là điều quan trọng nhất. Dù đôi khi cũng có vài ba đợt tập huấn, nhưng ông hiểu, nếu đám trẻ mà không yêu thích thì mọi chuyện sẽ không ý nghĩa gì. Thành thử, bao lâu nay, ông đều lặng lẽ lấy mình ra làm gương cho họ. Dù thu nhập chưa thật khá giả, nhưng trong nhà ông vẫn có 1 bộ chiêng tốt. Ông cũng chính là người biết chế tác và chơi đàn ting ning thành thạo nhất ở làng.

“Mình muốn người ta theo thì mình phải làm được, làm hay”-ông bày tỏ suy nghĩ một cách mộc mạc. Nhờ một phần vào công sức giải thích và làm gương của già làng, Mơ Hra-Đáp đang sở hữu hơn 20 bộ chiêng và có nhiều hơn 1 đội chiêng giỏi.

Già làng Hmưnh (bìa trái) say sưa kể về chuyến thăm Hà Nội của mình. Ảnh: Thúy Phương

Già làng Hmưnh (bìa trái) say sưa kể về chuyến thăm Hà Nội của mình. Ảnh: Thúy Phương

Tôi hỏi ông Hmưnh rằng, từ năm 2019, khi Mơ Hra và Đáp trở thành một làng chung thì có khó khăn gì không. Ông cười vui, đáp: “Cũng có chứ, nhưng không đáng kể. Nhà nước quy định thế nào thì dân làng theo như vậy, không thắc mắc gì. Riêng việc cúng kiếng thì có hơi khác một chút. Vì làng nào cũng có nhà rông, có hội đồng già làng từ trước nên việc tổ chức các nghi lễ ở mỗi cộng đồng vẫn diễn ra như khi chưa sáp nhập, chưa gộp làm một. Ngay cái đám trẻ học đánh chiêng cũng vậy, Đáp và Mơ Hra cách nhau cả cây số nên mình chủ yếu dạy các cháu ở làng cũ của mình thôi”.

Số liệu từ UBND xã Kông Lơng Khơng, làng Mơ Hra có 120 hộ với 504 khẩu. Từ khi sáp nhập với làng Đáp, cộng đồng mới này có 209 hộ với 832 khẩu, 96% là đồng bào Bahnar. Theo già làng Hmưnh, khi mới sáp nhập, làng vẫn gặp một vài khó khăn nhất định liên quan lề thói, tập tục nhưng nay các hội đồng già làng đã cùng với chính quyền xử lý ổn thỏa mọi chuyện. Nhờ đó, 2 làng đã dần dần trở thành một, nhất là trong các sinh hoạt văn hóa chung do xã và huyện tổ chức.

Quay trở lại với chuyến đi Hà Nội mà ông Hmưnh còn ấn tượng đến tận bây giờ, tôi hỏi: “Ra Thủ đô, gặp nhiều người lạ, thăm nhiều cảnh đẹp, ông thấy làng mình như thế nào?”. Già làng Hmưnh không ngại ngần trả lời: “Làng tuy còn nghèo, nhưng là đẹp nhất. Tôi yêu làng mình nhất, vì tôi quen ở đây rồi. Khi nắng khi mưa, khi vui khi buồn, tôi đều có bà con, họ hàng xung quanh. Ở đây, tôi có thể đánh chiêng, đàn hát cùng tất cả mọi người”.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện mới về tiền hiền làng Phú Cần

Phát hiện mới về tiền hiền làng Phú Cần

(GLO)- Trong chuyến điền dã tìm hiểu di sản tư liệu và lịch sử làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi phát hiện một ngôi mộ cổ có tấm bia đá khắc chữ Nho. Nội dung tấm bia cho biết, rất có thể người nằm nơi đây là phu nhân của vị tiền hiền lập làng Phú Cần.
Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống

Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống

(GLO)- Tháng 9-2020, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Khu du lịch Đồng Mô, Hà Nội) đã chính thức khai trương, trở thành ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em trong cả nước. Với chủ trương “Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, từ cuối năm 2015, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động theo hình thức luân phiên đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động. Tính đến nay đã có hàng ngàn lượt người của 16 dân tộc luân phiên hoạt động tại đây.
Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật Xòe Thái tại Hà Nội

Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật Xòe Thái tại Hà Nội

(GLO)- Dự kiến ngày 1-12, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ khai mạc “Chương trình trưng bày Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...
Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ

Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ

(GLO)- Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI vừa được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức vào ngày 19-11 tại Quảng trường 30-3 (thị trấn Phú Thiện). Liên hoan không chỉ mang đến những màn trình diễn ấn tượng mà còn tạo cơ hội giao lưu, khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ngoài 80 tuổi vẫn tâm huyết giữ nghề truyền thống

Ngoài 80 tuổi vẫn tâm huyết giữ nghề truyền thống

(GLO)- Tuy đã 84 tuổi nhưng ông Siu Hơng (làng Ấp, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài với nghề đan lát. Những sản phẩm đẹp mắt, có hoa văn tinh xảo của ông không chỉ mang lại thu nhập mà còn góp phần lan tỏa đam mê gìn giữ nghề truyền thống cho thế hệ trẻ vùng biên.