Mộ cổ thiếu nữ 2.600 tuổi hé lộ về những "chiến binh trinh nữ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần 3 thập kỷ được tìm thấy, hài cốt 2.600 ở Tuva được xác định là một thiếu nữ tuổi 13 đồng thời là một "chiến binh Amazon" mạnh mẽ và tàn nhẫn.

 

Khi được khai quật vào năm 1988 ở Cộng hòa Tuva, một quốc gia chung biên giới với Nga và Mông Cổ, ngôi mộ cổ với hài cốt được ướp một phần bên trong được cho là của một chàng trai trẻ.

Thế nhưng mới đây, các nhà khoa học từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow (Nga) đã quyết định phân tích di truyền xác ướp nói trên, và phát hiện ra họ đang giữ thi hài của một cô gái trẻ tuổi.


 

Cận cảnh hài cốt bí ẩn của thiếu nữ 13 tuổi với các món đồ tùy táng - ảnh: Vladimir Semyonov
Cận cảnh hài cốt bí ẩn của thiếu nữ 13 tuổi với các món đồ tùy táng - ảnh: Vladimir Semyonov



Thiếu nữ chỉ mới 12-13 tuổi, với cơ thể của một chiến binh và một cái mụn cóc trên mặt. Nàng mặc một chiếc mũ da, áo khoác lông chắp và làm từ lông của một loài gặm nhấm bản địa tên jerboa. Hài cốt được ướp một phần và chôn cùng bộ vũ khí hoàn chỉnh gồm cung làm từ gỗ bạch dương, 10 mũi tên gỗ và một chiếc rìu cán dài.

Nàng được xác định là một chiến binh Scythia bản địa, phù hợp với những ghi chép của bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates (năm 460-370 trước Công Nguyên) về các nữ chiến binh Scythia mạnh mẽ và tàn nhẫn hiện diện vào thời đó. Theo ông, đa phần họ là những trinh nữ, có tài bắn cung và ném lao, cũng như khả năng cận chiến cực kỳ tốt.


 

Vị trí tìm ra hài cốt: Saryg-Bulun thuộc Cộng hòa Tuva - ảnh: DAILY MAIL
Vị trí tìm ra hài cốt: Saryg-Bulun thuộc Cộng hòa Tuva - ảnh: DAILY MAIL


Các thiếu nữ phải giữ trinh tiết cho đến khi giết được ít nhất 3 kẻ thù, và không kết hôn cho đến khi thực hiện đủ các nghi thức thiêng liêng liên quan đến chiến đấu. Những chiến binh trinh nữ này được ví như phiên bản đời thực của "chiến binh Amazon" – những đội quân toàn phụ nữ trong truyền thuyết.

Nguyên nhân cái chết của thiếu nữ trong ngôi mộ cổ đặc biệt này vẫn chưa được xác định, nhưng có lẽ là vì chiến đấu. Vì vậy, nàng được chôn cất theo nghi thức của một chiến binh.

 

Theo A. Thư (NLĐO, Daily Mail, The Sun)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.