Phát hiện 2 ngôi mộ cổ chứa đầy vàng, trang sức từ thời kỳ đồ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những món đồ cổ bằng vàng và chạm khắc từ thời kỳ đồ đồng được phát hiện trong 2 ngôi mộ cổ ở phía nam Hy Lạp.

 

Hình ảnh vật nuôi và lúa mạch đầu tiên được phát hiện từ thời Hy Lạp cổ đại - Ảnh: Đại học Cincinnati
Hình ảnh vật nuôi và lúa mạch đầu tiên được phát hiện từ thời Hy Lạp cổ đại - Ảnh: Đại học Cincinnati



Đài Fox News ngày 18.12 đưa tin các nhà khảo cổ học vừa phát hiện hàng trăm món đồ trang sức chạm khắc và hiện vật bằng vàng tại 2 ngôi mộ cổ từ thời kỳ đồ đồng, hứa hẹn hé lộ nhiều bí mật về cuộc sống thời Hy Lạp cổ đại.

Nhóm khảo cổ làm việc hơn 18 tháng tại Hy Lạp để khai quật và ghi chép lại những phát hiện, bao gồm số lượng lớn các hiện vật văn hóa và trang sức xinh đẹp.

Các chuyên gia tại Đại học Cincinnati (Mỹ) tìm thấy một vòng vàng có hình 2 con bò và lúa mạch. “Đó là cảnh thú vị về chăn nuôi, trâu bò xen lẫn với sản xuất lương thực. Đó là nền tảng của nông nghiệp”, theo chuyên gia Jack Davis tại Đại học Cincinnati.


 

Các hiện vật được phát hiện tại ngôi mộ cổ- Ảnh: Đại học Cincinnati
Các hiện vật được phát hiện tại ngôi mộ cổ- Ảnh: Đại học Cincinnati





Theo ông, đây là hình ảnh duy nhất từng được phát hiện về lúa mạch trên tác phẩm nghệ thuật của nền văn minh Minos, còn gọi là Crete (2700-1100 trước CN).

Một số hiện vật có hình những nhân vật thần bí. Giới khoa học cho rằng 2 ngôi mộ ở phía nam Hy Lạp này thể hiện địa vị cao và sự giàu có của 2 chủ nhân.

Bộ Văn hóa Hy Lạp ra thông cáo cho biết phần mái của cả 2 ngôi mộ đều bị sụp nên lấp đầy đất đá khiến những tên trộm mộ không lấy được hết tất cả các hiện vật.

Phát hiện đem lại hiểu biết mới về thời đại Mycenaean (1650-1100 trước CN) trong thời kỳ đồ đồng, theo thông cáo.

 

Theo Khánh An (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.