Mít tinh phòng-chống sốt rét tại huyện Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 23-6, tại xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa), Sở Y tế Gia Lai, UBND huyện Krông Pa, Ban Quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2021-2023 tỉnh tổ chức lễ mít tinh phòng-chống sốt rét năm 2023.

Phát biểu tại lễ mít tinh, ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế-thông tin: Trong 5 năm qua, số ca mắc sốt rét đã giảm 6 lần, từ năm 2018 ghi nhận 1.106 trường hợp thì đến 2022 còn 196 trường hợp, từ năm 2013 không ghi nhận số ca tử vong do sốt rét và không xuất hiện ổ dịch nào trong toàn tỉnh. Tỉnh Gia Lai nằm trong địa bàn trọng điểm sốt rét của cả nước. Hiện nay, số bệnh nhân sốt rét falci của tỉnh đứng đầu toàn quốc, luôn lưu hành tỷ lệ bệnh mắc cao hơn nhiều địa bàn khác. Đặc biệt, huyện Krông Pa luôn là địa bàn trọng điểm với hơn 90% tổng số ca mắc sốt rét toàn tỉnh. Vì vậy, lễ mít tinh phát động được tổ chức tại xã Chư Rcăm không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền mà còn có giá trị thiết thực nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện chiến lược phòng-chống và loại trừ sốt rét.

Quang cảnh lễ mít tinh tại huyện Krông Pa. Ảnh: Quang Ngọc

Quang cảnh lễ mít tinh tại huyện Krông Pa. Ảnh: Quang Ngọc

Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Hà Nam kêu gọi các cấp chính quyền, các tuyến y tế cần quan tâm phối hợp và chỉ đạo công tác phòng-chống sốt rét, thông tin kịp thời và đầy đủ các ca sốt rét để quản lý bệnh nhân tốt hơn. Tiếp tục duy trì những thành quả đã đạt được, phấn đấu loại trừ sốt rét trên địa bàn huyện Krông Pa nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung vào trước năm 2030 như lộ trình đã đề ra. Tận dụng tối đa mọi nguồn lực đầu tư nhằm thực hiện tốt công tác phòng-chống sốt rét, đưa số bệnh nhân sốt rét giảm thấp. Đẩy mạnh xã hội hoá phòng-chống sốt rét, chú trọng phối hợp với lực lượng quân y, tăng cường công tác giám sát dịch tễ sốt rét, chú trọng những vùng, những xã sốt rét lưu hành mạnh. Mỗi cán bộ y tế phải là 1 tuyên truyền viên nhằm giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác hại của bệnh sốt rét đối với sức khỏe con người …

Cũng tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Tiến Đãng khẳng định: Để phòng-chống sốt rét hiệu quả, chúng ta phải có những giải pháp can thiệp hiệu quả, trong đó công tác truyền thông được coi là một trong những biện pháp quan trọng. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể xã, thị trấn và thôn, buôn, tổ dân phố thì mới thành công trong chiến lược loại trừ sốt rét theo đúng lộ trình.

Ngay sau lễ mít tinh, lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND huyện Krông Pa cùng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở của huyện Krông Pa đã tổ chức diễu hành trên các trục đường chính của 2 xã Chư Rcăm và Ia Rsai để truyền tải thông điệp trong công tác phòng-chống sốt rét.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.