Microsoft công bố chip lượng tử đột phá Majorana 1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Microsoft vừa công bố một bước tiến đột phá trong lĩnh vực máy tính lượng tử khi phát minh ra một loại chip lượng tử hoàn toàn mới mang tên Majorana 1, mở ra tiềm năng của máy tính lượng tử trong việc giải quyết các vấn đề ở quy mô công nghiệp.

Bộ xử lý Majorana 1 của Microsoft có kích thước nhỏ gọn Ảnh: MICROSOFT
Bộ xử lý Majorana 1 của Microsoft có kích thước nhỏ gọn Ảnh: MICROSOFT

Cốt lõi của máy tính lượng tử là qubit, một đơn vị thông tin trong điện toán lượng tử giống như bit nhị phân mà máy tính ngày nay sử dụng. Majorana 1 có khả năng chứa 1 triệu qubit trên một con chip duy nhất, không lớn hơn nhiều so với CPU bên trong máy tính để bàn và máy chủ.

Một con chip đơn với 1 triệu qubit có thể thực hiện các mô phỏng chính xác hơn nhiều, giúp cải thiện sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và mở ra những đột phá trong y học và khoa học vật liệu.

Theo Verge, Microsoft đã đạt được cột mốc này bằng cách tạo ra thứ gọi là vật dẫn topoconductor đầu tiên trên thế giới, một loại vật liệu mới không chỉ có thể quan sát mà còn có thể điều khiển các hạt Majorana để tạo ra các qubit đáng tin cậy hơn.

Đây được xem là chương trình nghiên cứu và phát triển dài nhất trong lịch sử Microsoft, kéo dài suốt 19 năm rưỡi với sự tham gia của hơn 160 nhà nghiên cứu, nhà khoa học và kỹ sư.

Theo KHÁNH HƯNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null