Mang Yang: Quan tâm đầu tư phát triển giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, bằng các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cùng với sự đóng góp của người dân, huyện Mang Yang đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Đặc biệt, việc bê tông hóa, cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn, đường trục chính nội đồng giúp việc đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
 

Cầu Đê Gơr mới trên tỉnh lộ 666 thay thế ngầm cũ thường xuyên bị ngập gây khó khăn cho 5 xã phía Nam của huyện. Ảnh: N.D
Cầu Đê Gơr mới trên tỉnh lộ 666 thay thế ngầm cũ thường xuyên bị ngập gây khó khăn cho 5 xã phía Nam của huyện. Ảnh: N.D

Theo số liệu của Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mang Yang, những năm qua, bằng các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, huyện đã đầu tư cho các xã trên 486 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đi vào các thôn, làng và khu sản xuất. Theo đó, các địa phương đã bê tông hóa và nhựa hóa được 62,4 km đường trục xã; cứng hóa hơn 125,5 km đường thôn, làng và cứng hóa 6,7 km đường nội đồng. Ngoài ra, trụ sở làm việc, điện-đường-trường-trạm, nước sạch nông thôn… cũng được đầu tư xây dựng góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Trao đổi với P.V, ông Võ Minh Quang-Bí thư Đảng ủy xã Lơ Pang, cho hay: “Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và đóng góp của người dân, đến nay, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến 7 làng đồng bào dân tộc thiểu số đã được bê tông hóa, cứng hóa giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Riêng tuyến đường từ trung tâm xã đến làng Pờ Yầu dài khoảng 8 km chưa thể bê tông hóa vì thiếu vốn”.

Ông Phan Lê Nguyên-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mang Yang, cho rằng: Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hiện nay, tỉnh lộ 666 đang được đầu tư nâng cấp, trong đó có việc xây mới cầu Đê Gơr thay thế ngầm cũ sẽ chấm dứt tình trạng chia cắt giao thông vào mùa mưa lũ. Dù vậy, một số tuyến đường vẫn còn nhiều khó khăn như đường từ trung tâm xã Hà Ra đi làng Tkon, đường lên làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang). Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội”.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Tại Kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức mới đây, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo Nhà khách Thanh Bình (tại số 06 Lý Thường Kiệt, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) làm nhà ở công vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.