Mang Yang: Cộng đồng tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với sự chung tay quản lý, bảo vệ của cộng đồng làng, tình trạng xâm hại rừng ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) bước đầu được ngăn chặn. Ngoài việc có thêm kinh phí từ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân nhận khoán bảo vệ, quản lý còn được hưởng nhiều lợi ích từ rừng.
Kịp thời ngăn chặn xâm hại rừng
7 giờ sáng, từ nhà rông, anh Klưh-Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Đê Kôn (xã Hà Ra) và các thành viên trong tổ thẳng hướng tiểu khu 489 để tuần tra, bảo vệ rừng. Sau 15 phút chạy xe máy trên con đường đất ngoằn ngoèo, họ tiếp tục đi bộ dọc theo những đường mòn trong rừng. Tiếp đó, các thành viên của tổ chia thành nhóm nhỏ đi sâu vào rừng để tìm, gỡ bẫy thú và kiểm tra xem có cây nào bị khai thác trái phép hay không.
Sau khi gỡ một chiếc bẫy, anh Klưh chia sẻ: “Tổ quản lý, bảo vệ rừng của làng chia thành 6 nhóm để thay nhau tuần tra. Hàng tháng, chúng tôi cũng có những đợt đi tuần tra, bảo vệ rừng cùng với đoàn của xã, huyện. Làng Đê Kôn được giao khoán bảo vệ tiểu khu 489 từ giữa năm 2021. Mới giao miệng thôi, chưa có quyết định bằng văn bản đâu. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chúng tôi thường xuyên tuần tra để bảo vệ. Nhờ tổ tích cực làm nhiệm vụ nên các đối tượng xấu không có cơ hội đốn hạ cây rừng”.
Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Tar (xã Kon Chiêng) tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Thiên Di
Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Tar (xã Kon Chiêng) tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Thiên Di
Tương tự, tại làng Tar (xã Kon Chiêng), Tổ quản lý, bảo vệ rừng cũng thường xuyên tuần tra những tiểu khu được giao khoán để ngăn chặn hành vi xâm hại, khai thác lâm sản trái phép. Đơn cử, 13 giờ ngày 21-1, Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Tar phát hiện một nhóm đối tượng đang khai thác rừng trái phép tại tiểu khu được giao khoán nên liền báo lực lượng chức năng thu giữ 1 xe máy cày độ chế chở 9 lóng gỗ tròn với khối lượng 4 m3. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, qua nguồn tin báo của Tổ, lực lượng chức năng của huyện Mang Yang đã bắt giữ vụ vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng lâm sản là 3 m3. Anh Bới-Trưởng thôn kiêm Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Tar-thông tin: “Chúng tôi được giao bảo vệ 1.993 ha rừng từ năm 2006. Từ đó đến nay, 181 hộ dân của làng chia làm 8 nhóm bảo vệ rừng. Chúng tôi thường xuyên tuần tra nên hạn chế được rất nhiều vụ khai thác lâm sản trái phép. Ngoài ra, dân làng cũng ý thức hơn, không phá rừng làm rẫy như ngày trước. Rừng còn thì dân làng được hưởng lợi nên mọi người đồng lòng bảo vệ”.
Tín hiệu khả quan
Tiểu khu 489 từng là “điểm nóng” về tình trạng khai thác rừng trái phép ở huyện Mang Yang. Khu rừng này có nhiều cây gỗ có đường kính lớn nên là miếng mồi béo bở cho các đối tượng “lâm tặc”. Bên cạnh đó, rừng được giao cho UBND xã quản lý nhưng không có lực lượng chuyên trách, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm khiến hiệu quả bảo vệ rừng không cao. Từ những nguyên nhân đó, sau vụ phá rừng với quy mô lớn khiến 24 cây gỗ tại khoảnh 6, khoảnh 5, khoảnh 4 thuộc tiểu khu 489 bị đốn hạ trái phép vào đầu tháng 6-2021, UBND huyện Mang Yang thống nhất giao khoán rừng cho cộng đồng làng Đê Kôn quản lý, bảo vệ. 
Về hiệu quả của việc giao khoán rừng cho làng Đê Kôn trong thời gian qua, ông Yung-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ra-đánh giá: Từ tháng 7-2021 đến nay, tại tiểu khu 489 không xảy ra các vụ khai thác trái phép, phá rừng làm rẫy. Đây là tín hiệu vui trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn xã. Ngoài ra, thực tế cũng chứng minh việc giao khoán rừng cho cộng đồng quản lý là đúng đắn. Khi người dân được hưởng lợi từ rừng thì họ sẽ bảo vệ rừng tốt hơn.
Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Tar kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ khai thác rừng trái phép ở lâm phần quản lý. Ảnh: Thiên Di
Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Tar (xã Kon Chiêng) kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ khai thác rừng trái phép ở lâm phần quản lý. Ảnh: Thiên Di
Tương tự, việc quản lý, bảo vệ lâm phần tại xã Kon Chiêng cũng đạt được nhiều kết quả khả quan khi giao cho người dân giữ gìn. Theo ông Võ Đình Huy-Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng: Năm 2021 xảy ra 5 vụ khai thác rừng trái phép ở các lâm phần do UBND xã được giao quản lý. Vì diện tích rừng quản lý được giao là hơn 2.410 ha, lại tiếp giáp nhiều huyện khác, địa hình phức tạp và không có lực lượng chuyên trách nên việc xảy ra các vụ xâm hại rừng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, so với trước đã giảm rất nhiều vụ. Có được điều đó là từ việc giao khoán rừng cho cộng đồng. Ngoài ra, cũng nhờ bà con thông báo mà lực lượng chức năng kịp thời ngăn chặn nhiều vụ khai thác trái phép khác hoặc không để rừng bị phá với quy mô lớn. Các hộ dân nhận khoán tích cực bảo vệ rừng và hạn chế được tình trạng phá rừng làm rẫy. Xã đang kiến nghị huyện điều chỉnh và ban hành kế hoạch để giao khoán rừng cho các làng Đak Ó, Ktu, Klah, Git, Thương quản lý, bảo vệ. 
Ông Trần Tất Đắc-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang-khẳng định: Qua thực tế ở địa phương, chúng tôi thấy rằng, việc giao khoán rừng cho cộng đồng quản lý là rất hợp lý và mang lại hiệu quả thiết thực. Chúng tôi đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch để tham mưu giúp UBND huyện giao khoán thêm các diện tích rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.