Mang con chữ lên Hang Hớt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đều đặn một tuần 3 buổi, bất kể thời tiết thế nào, những cán bộ đoàn, giáo viên địa phương tại huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) vẫn cần mẫn ngược lên thôn Hang Hớt, xã Mê Linh để mang con chữ với hy vọng xóa mù cho bà con dân tộc thiểu số nơi đây.

Cả nhà cùng đi học

Những ngày cuối mùa mưa, con đường dẫn từ UBND xã Mê Linh (huyện Lâm Hà) lên thôn Hang Hớt vẫn ngập sình lầy. Để đi hết đoạn đường gần chục cây số, mỗi buổi lên lớp đối với giáo viên và cán bộ đoàn xã, đoàn huyện là một hành trình đầy cực nhọc.

 

Anh Ha Mak hướng dẫn bà con làm toán.
Anh Ha Mak hướng dẫn bà con làm toán.

Đang tất bật thu dọn dụng cụ hái cà phê để về nhà, bà Liêng Hót Ka Phương (43 tuổi, thôn Hang Hớt, xã Mê Linh) hồ hởi: “Về sớm lo cơm nước còn kịp đi học, hôm nay được lên nhà văn hóa học chữ”. Bà Ka Phương được cậu con trai là Liêng Hót Ha Thọ (học lớp 4) cùng lên lớp để kèm mẹ học chữ. “Mới đầu mẹ em không chịu đi học đâu vì xấu hổ nhưng vì thấy người lớn trong thôn đi cả nên mẹ mới chịu đi”, Ha Thọ cho biết. Trên lớp, cậu bé rất chịu khó hướng dẫn cho mẹ cách tính nhẩm những phép toán cơ bản qua những ngón tay, rồi phút chốc lại chạy qua những bàn khác chỉ cho những cô, chú lớn tuổi trong lớp.

Chị Ka Tuyn cùng chồng là anh Dương Thiệu cũng theo đuổi con chữ từ ngày đầu mở lớp, dù đang mang bầu tháng thứ 5 nhưng chị chưa bỏ buổi học nào. Chị Tuyn bộc bạch: “Mình phải cố học để khi sinh con lên trạm xá còn biết đọc tên con cho chuẩn làm giấy khai sinh, rồi sau còn làm được nhiều loại giấy tờ khác nữa”.

Có mặt tại nhà văn hóa từ sớm, anh Nguyễn Văn Linh, Bí thư Đoàn xã Mê Linh đang sắp xếp lại bàn ghế, chuẩn bị phấn và bảng đen cho từng người học. Anh Linh tâm sự: “Đang trong mùa hái cà phê nên mấy buổi gần đây lớp học lùi lại một chút chờ bà con đi làm về. Dù có bận rộn công việc nhưng bà con chịu khó lên lớp lắm, nhiều gia đình có hai đến ba người cùng đi học”.

Đến tối, các ngả đường dẫn về Nhà Văn hóa thôn Hang Hớt bỗng sôi nổi hẳn bởi tiếng cười nói của những bà con tới học chữ.

Quyết tâm xóa mù

Lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Cil ở thôn Hang Hớt do Huyện đoàn Lâm Hà phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã Mê Linh tổ chức vào các tối thứ ba, tư, năm hàng tuần. Mỗi buổi học kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ là khoảng thời gian bà con được làm quen với từng nét chữ, điều mà trước kia chưa một lần trải qua trong đời. Với các giáo viên tại lớp học, dù dạy chữ được cho một người cũng đã mở ra cơ hội tiếp cận nhiều điều mới lạ. Mỗi người đến lớp là mỗi cơ hội được xóa mù chữ.

Anh Phan Tiến Dũng, Bí thư Huyện đoàn Lâm Hà, cho biết: “Giáo viên của lớp là các cán bộ đoàn huyện, đoàn xã và cả giáo viên Trường Tiểu học, THCS xã Mê Linh. Mục đích của lớp học là giúp bà con có thể tự đọc, viết và tính toán được những phép tính cơ bản để đi làm giấy tờ trên xã, đi khám bệnh ở trạm y tế khi được phát thuốc còn biết sử dụng. Rồi xa hơn là làm kinh tế cho tốt. Sau khi mở lớp tại thôn Hang Hớt, chúng tôi sẽ tiếp tục mở các lớp tại vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn của huyện Lâm Hà”.

Để chuẩn bị cho lễ khai giảng, ngay từ những ngày đầu, anh Liêng Hót Ha Mak, Bí thư Chi đoàn thôn Hang Hớt, đã tích cực đến từng nhà để vận động bà con tới lớp. “Thời gian đầu, nhiều người cho rằng họ đã biết nói rồi thì học thêm cái chữ làm được gì? Đi học vậy có được phát tiền, phát gạo không?”, Ha Mak tâm sự. Những cán bộ đoàn sau đó rất vất vả để giải thích cho bà con hiểu, khi biết đọc, biết viết đi ra ngoài sẽ biết được nhiều thứ. Lớp có 48 người đăng ký theo học, sự háo hức của bà con càng ngày càng tăng khi ngay từ sớm tiếng loa nhắc nhở mọi người đi học phát ra từ nhà văn hóa thôn.

“Các cô chú mới đầu làm quen với cục phấn, tấm bảng rất ngượng nghịu. Trên bảng, giáo viên vừa nắn nót viết từng chữ, số vừa giải thích với cả lớp cách viết làm sao cho đúng kích thước. Sau hơn hai tháng theo học ở lớp xóa mù chữ, những bàn tay thô cứng dần trở nên mềm mại, những cục phấn biết “nghe lời” hơn khi không thường xuyên rơi khỏi tay người viết”, chị Phạm Thúy Hằng, cán bộ Huyện đoàn Lâm Hà, chia sẻ.

Gần 9 giờ đêm, tan lớp, mọi người vui vẻ ra về. Riêng anh Liêng Hót Ha Mak vẫn suy tư vì trong buổi học hôm đó vắng mấy thành viên. “Ngày mai chúng tôi lại phải tới gia đình người học để tìm hiểu nguyên nhân vì sao nghỉ học. Đưa người đến lớp vốn đã rất khó khăn nhưng giữ được bà con theo đuổi con chữ còn gian nan hơn nhiều lần”, Ha Mak nói.

Đoàn Kiên/sggp

Có thể bạn quan tâm

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện ở Đức Cơ

Chuyện thường ngày của người lính tình nguyện Võ Văn Sung

(GLO)- Vừa đi phiên dịch cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh về lại gặp đoàn cựu chiến binh có nguyện vọng đi thăm chiến trường xưa, không cách nào từ chối, anh Võ Văn Sung-Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị tỉnh Gia Lai lại khăn gói lên đường vừa làm hướng dẫn viên vừa kiêm phiên dịch cho các đồng đội cũ.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.