Mắc ca Kbang và heo Broong Đức Cơ được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hai nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai” và “Heo Broong Đức Cơ-Gia Lai” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ.

Đây là sự kiện quan trọng nhằm từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đặc thù của địa phương; góp phần thực hiện chính sách của nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Huyện Kbang có gần 2.824 ha cây mắc ca và là địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh. Trong đó có khoảng 258,6 ha mắc ca đã cho thu hoạch, sản lượng ước tính được gần 500 tấn hạt/năm. Giá tiêu thụ hạt tươi khoảng 80 ngàn đồng/kg; giá hạt mắc ca sau khi chế biến dao động từ 220 ngàn-260 ngàn đồng/kg; thu nhập từ cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê (khoảng 124 cây/ha) bình quân từ 50-60 triệu đồng/ha.

Để đảm bảo phát triển cây mắc ca bền vững, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai” là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai” sau khi được xác lập quyền sở hữu sẽ góp phần nâng cao uy tín và khả năng tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động tại địa phương và tăng lợi ích kinh tế cho nhà sản xuất, kinh doanh; góp phần quảng bá hình ảnh đặc sản của huyện Kbang. Ngoài ra còn giúp bảo tồn và nâng cao danh tiếng, sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần vào việc xây dựng hệ thống sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế.

cn5.jpg
Sản phẩm thịt heo một nắng chế biến từ giống heo Broong đã được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Mai Ka

Sản phẩm heo Broong được xem là một trong những sản phẩm đặc trưng của huyện Đức Cơ. Năm 2020, huyện đã triển khai Dự án bảo tồn và phát triển giống heo Brong Đức Cơ theo quy trình VietGAP với việc xây dựng 30 mô hình với số lượng gần 500 con tại một số xã trên địa bàn. Đến năm 2022, toàn huyện có khoảng 700 hộ nuôi với quy mô đàn lên khoảng 3.800 con. Giá thịt heo hơi trung bình trong khoảng 100-120 ngàn đồng/kg, đợt cao điểm lên 150 ngàn đồng/kg. Sản phẩm thịt heo một nắng chế biến từ giống heo Broong đã được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Hai nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Kbang-Gia Lai” và “Heo Broong Đức Cơ-Gia Lai” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ góp phần gắn kết hoạt động sản xuất với liên kết tiêu thụ sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm. Từ đó từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đặc thù của địa phương cũng như quảng bá danh tiếng của hai sản phẩm này đến với khách hàng gần xa.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: 58 địa phương cấp xã chưa phát sinh số liệu khởi tạo chữ ký số

Gia Lai: 58 địa phương cấp xã chưa phát sinh số liệu khởi tạo chữ ký số

(GLO)- Công an tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo kết quả triển khai cao điểm cấp chữ ký số công cộng và tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID cho người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 58 địa phương cấp xã chưa phát sinh số liệu khởi tạo chữ ký số.

Gia Lai có 2 dự án đạt giải nhì và ba tại Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2024-2025

Gia Lai có 2 dự án đạt giải nhì và ba tại Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2024-2025

(GLO)- Chiều 21-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh trao giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. Gia Lai xuất sắc có 2 dự án đạt giải nhì và ba tại cuộc thi lần này.

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 19-3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai đã nghiệm thu nhiệm vụ xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.