Ma túy tổng hợp tấn công giới trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

LTS: Khác với ma túy truyền thống: Heroin, thuốc phiện, những năm qua, sự xuất hiện của ma túy tổng hợp (MTTH) với dạng thức khác nhau như: ma túy “đá”, “kẹo” - thuốc lắc, “cỏ K” – tài mà, “ke”… đã và đang khiến một bộ phận dân chơi là giới trẻ bị lôi cuốn. MTTH hiện đang trở thành một hiểm họa rình rập, tấn công giới trẻ.

Vậy MTTH là gì? Hậu quả do nó gây ra thế nào? Đâu là giải pháp phòng ngừa? PV Báo CAND đã góp thêm lời giải trong loạt bài viết sau đây.

* Bài 1: Cận cảnh những cuộc chơi nguy hại

Thác loạn với “cỏ K”

Trước đây, nhắc đến ma túy, dân chơi chỉ biết tới các loại ma túy truyền thống như: Heroin, thuốc phiện…, nay theo các dân chơi, MTTH mới đã trở thành thứ gia vị không thể thiếu trong các cuộc ăn chơi thác loạn. “Cỏ K” là loại MTTH, tồn tại dưới dạng lá, búp cây cần sa được nghiền nhuyễn đang được nhiều dân chơi biến đến thời gian trở lại đây.

Theo S. “còi”, 28 tuổi - một dân chơi có thâm niên trong việc “hút cỏ” – sử dụng tài mà, nhà ở quận Ba Đình (Hà Nội), hiện nhiều dân “hút cỏ” đang bị lôi cuốn bởi hương thơm, độ phê của “cỏ K”. Trên thị trường đen, “cỏ K” được đẩy giá lên 3,5 – 4 triệu đồng/một hoa (10 gam). 10 gam “cỏ K” đáp ứng nhu cầu phê pha của tốp dân chơi từ 8-10 thành viên.

Trước việc “đánh mạnh” các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy của lực lượng chức năng, trong quá trình thâm nhập thực tế, tôi thấy rằng, hiện nhiều dân chơi không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền không hề ít để thác loạn với “cỏ K”. Những điểm nghỉ dưỡng theo kiểu “homestay” đang được một bộ phận dân chơi là giới trẻ lựa chọn làm điểm đến cho những “bữa tiệc cỏ K” của mình.


 

Một trường hợp đang chế “cỏ K” vào điếu “OCB” để thác loạn.
Một trường hợp đang chế “cỏ K” vào điếu “OCB” để thác loạn.



Trong một lần cùng với nhóm S. “còi” đến nghỉ ở điểm “homestay” – một căn biệt thự nhà vườn nằm tách biệt với các ngôi nhà xung quanh ở thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên), tôi có dịp cận cảnh những ánh mắt phiêu theo làn khói ảo chết người - “cỏ K”.

Hôm ấy là một ngày cuối tuần, nhóm S. “còi” thuê căn biệt thự nhà vườn trên với thời gian 2 ngày 1 đêm. Nhóm S. gồm 6 thành viên. Tất cả đều có độ tuổi từ 25-34 tuổi. Sau khi lấy phòng, S. cùng các thành viên trong nhóm liền bật nhạc chát chúa. Như được phân công từ trước, Tiến – thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm vội lấy một chiếc hộp nhựa từ trong chiếc ba lô ra. Chiếc hộp nhựa có kích thước khoảng 10 x 15cm bên trong đựng những chiếc lá, búp hoa đã khô, được vò đi vò lại. Tờ giấy “OCB” – một loại giấy chuyên dùng để quấn thuốc lá sau đó được nhồi đầy số lá, búp.

Chưa đầy 2 phút sau, tờ giấy “OCB” đã được quấn chặt giống những điếu thuốc lá thông thường. Làn khói nhờ nhợ ngay lập tức được nhả ra từ miệng S. “còi” đang chu lên vì khoan khoái. “Điếu thuốc” được chuyền tới tay các thành viên còn lại. Sau mỗi lần nhả khói là mỗi lần các thành viên trong nhóm S. lại cười nói luyên thuyên, trông như những đứa trẻ đang bị kích thích bởi một điều gì đó (sau này trở về Hà Nội nghe S. kể lại, tôi mới hay “điếu thuốc” mà nhóm S. sử dụng chính là “cỏ K”). Gần 20 phút sau, “điếu thuốc” trên tay S. “còi” đã hết. Nhóm S., mắt ai cũng đỏ hoe, rồi mọi người không ai bảo ai tìm cho mình một chiếc giường, ghế sofa… rồi nằm vật ra phê pha.

Hàng chục triệu đồng cho những lần tìm ảo giác mạnh

Cùng với sự xuất hiện của “cỏ K”, “cỏ Mỹ”, thời gian qua, dân chơi là giới trẻ đang bị cơn lốc ảo mang tên “đá” – ma túy “đá”, “ke” – ma túy ketamine, “kẹo” - thuốc lắc tấn công. Với nhiều dân chơi, “hút cỏ” chưa đủ độ phê, nên số này đã tìm đến “đập đá” (tiếng lóng ám chỉ việc sử dụng ma túy “đá”), “phá ke” (sử dụng ma túy ketamine). Do nhu cầu sử dụng của dân chơi không ngừng tăng, các đầu nậu đã không ngừng sử dụng hàng loạt thủ đoạn tinh vi nhằm chế xuất, mua bán, tuồn “hàng” ra thị trường đen.

Qua những lần cận cảnh thực tế, tôi được biết, “1 gờ đá” (tức 1 gam ma túy“đá”) đáp ứng cho một nhóm dân chơi từ 3-4 người thác loạn trong một đêm có giá từ 400-500 ngàn đồng/gam. Mức giá này theo một số dân chơi cho biết nó giảm gấp 4-5 lần so với thời điểm mới xuất hiện trên địa bàn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng v.v... vào những năm 2008, 2009. Làn khói trắng của ma túy “đá” kích thích rất mạnh lên não bộ, khiến dân chơi tăng ảo giác, nhanh chóng rơi vào trạng thái phê thuốc.

Theo M. “bò”, 34 tuổi có thâm niên trong lĩnh vực “đập đá”, “phá ke” ở quận Tây Hồ (Hà Nội) kể, với ma túy “đá”, dân chơi thường chọn địa điểm để thác loạn là những nơi yên tĩnh không nhạc mạnh như: Khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng... Những câu chuyện không đầu, không cuối là chất dẫn thuốc cho các cuộc “đập đá”. M. bảo rằng, cùng với ma túy “đá”, “ke” giờ cũng trở thành một chất kích thích luôn xuất hiện trong các cuộc ăn chơi xuyên đêm của nhóm mình. Với những dân chơi có điều kiện như nhóm M. “bò”, mỗi lần tổ chức liên hoan, sinh nhật, “kẹo” và “ke” luôn là đồng hành với nhau.

 

 Thú “đập đá” đang tấn công một bộ phận dân chơi là giới trẻ.
Thú “đập đá” đang tấn công một bộ phận dân chơi là giới trẻ.



Lý giải cho sự xuất hiện của 2 loại ma túy tổng hợp này, M. “bò” cho hay, “kẹo” chỉ là chất “khai tiệc” còn “ke” mới là chất khiến cuộc bay, thác loạn trở nên… “mất người”. Với “ke”, dân chơi miền Bắc thường dùng những tiếng lóng như: “chỉ ke” (tương đương hơn 1 gam), “xào ke” (vạch thuốc thành những đường chỉ để hít), “sập ke” (phê thuốc). Giá 1 “chỉ ke” trên thị trường hiện nay dao động khoảng 6-6,5 triệu đồng. Số “ke” này đáp ứng nhu cầu thác loạn cho 5-6 dân chơi trong khoảng thời gian từ 12h đồng hồ.

Ma túy “ke” hiện có giá thành gấp nhiều lần so với “đá”, “kẹo” cũng bởi mức độ gây ảo giác, kích thích hệ thần kinh mạnh, nhất là khi sử dụng kết hợp với “kẹo”. Vì là dân chơi có tiền tìm đến, nên những bến đáp của dân chơi dạng này thường là những khu nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang. Tất nhiên, theo M. “bò” cho biết, sau những cuộc thác loạn như vậy nhóm chơi (khoảng 6-8 thành viên) sẽ “đốt” một khoản tiền không hề nhỏ, có thể lên đến vài chục triệu đồng. Một khoản tiền mà nhiều người lao động phải làm thuê hàng tháng trời mới có được.

“Khi phê “ke”, muốn đi nước ngoài là trong đầu hiện ra cảnh vật như ở nước ngoài. Muốn là chim bay, là trong đầu xuất hiện ra cảnh mây núi, bầu trời, cơ thể như đang được bay vậy!”, M. “bò” chia sẻ về một số ảo giác do ma túy “ke” gây ra khi sử dụng nó. Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến cơn lốc ảo mang tên MTTH đã và đang tấn công, lôi cuốn một bộ phận dân chơi là giới trẻ trong thời gian trở lại đây. Thực tế này thật đáng báo động và đặt ra nhiều mối lo cho xã hội.


* Theo Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học (Bộ Công an), MTTH hiện nay là xu hướng chung của toàn cầu, nó đang lan rộng. MTTH có sự “thuận lợi” tấn công dân chơi hơn so với ma túy truyền thống (heroin, thuốc phiện…), bởi nó rất dễ điều chế, rất dễ sử dụng, vận chuyển, cất giữ và tiêu thụ. Thêm vào đó, một bộ phận dân chơi là giới trẻ hiện thích phiêu lưu, mạo hiểm và khám phá, nên những loại ma túy tổng hợp có dạng thức mới xuất hiện dễ dàng thu hút dân chơi muốn tìm cảm giác mạnh, muốn được thác loạn để thể  hiện đẳng cấp.



* Tiến sĩ tâm lý học Trần Thu Hương – Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, lứa tuổi 9X là lứa tuổi mà ở đó con người ta có sự biến đổi mạnh về tâm lý. Ở giai đoạn này, các bạn trẻ thích khám phá, muốn thể hiện cái tôi của mình, nên nếu không làm chủ bản thân, hành động thiếu suy nghĩ trước những cám dỗ, MTTH lôi cuốn, tấn công là điều khó tránh khỏi. Để rồi khi đã lệ thuộc vào MTTH thì đã quá muộn.


Trần Huy (cand)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.