Những người mẹ đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Một ngày của các sơ trong cô nhi viện bắt đầu từ 4h sáng, khi các con vẫn còn đang say giấc. Vì nếu không dậy sớm thì không thể kịp lo cho mấy chục đứa trẻ cùng lúc, để các em kịp giờ đến trường.

Cậu bé Nguyễn Hoàng Phúc Hưng và bé Nguyễn Hồng Na Ry luôn được các sơ chăm lo
Cậu bé Nguyễn Hoàng Phúc Hưng và bé Nguyễn Hồng Na Ry luôn được các sơ chăm lo

Đúng 11h các em đi học về, những đứa lớn phụ giúp các sơ dọn cơm, chăm em… Những em bé không bình thường, với ánh mắt, nụ cười trẻ thơ ngây ngô.

Sơ Chung tâm sự, một nuôi một đứa trẻ bình thường khôn lớn đã khó, nuôi mấy chục đứa trẻ mang trong mình tổn thương tâm lý từ nhỏ còn khó hơn rất nhiều. Một ngày của các sơ chỉ xoay quanh các con, hết chăm đứa này lại lo cho đứa khác, các sơ không có nổi một chút thời gian cho bản thân. Có những bé bị suy dinh dưỡng nặng, các sơ phải đút từng muỗng cháo, vừa dỗ dành vừa vỗ về. Có những bé bị bại liệt, không thể tự ngồi, các sơ phải tập vật lý trị liệu mỗi ngày, hy vọng một ngày nào đó bé có thể đứng lên.

Vất vả nhọc nhằn là thế, vậy mà hơn nửa thế kỉ trôi qua, lần lượt những đứa trẻ ở cô nhi viện lớn lên, rời khỏi cô nhi viện để tự tìm hạnh phúc cho riêng mình. Rồi lại có những đứa trẻ mồ côi khác đến với cô nhi viện, đến với các sơ, như một vòng tuần hoàn của số phận. Ngần ấy năm, trải qua nhiều đời sơ phụ trách, các sơ ở đây vẫn luôn là những người mẹ tận tâm, chăm lo đầy đủ cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ.

Gắn bó với cô nhi viện suốt hơn 7 năm qua, sơ Nguyễn Thị Liễu chia sẻ, nuôi một đứa trẻ bình thường đã khó, nuôi những đứa trẻ khuyết tật, bệnh tật lại càng khó hơn. Nhưng các sơ chưa từng thấy mệt mỏi. “Nhìn các con lớn lên, biết đọc, biết viết, có nghề nghiệp ổn định, là chúng tôi cảm thấy vui rồi”, sơ Liễu nói.

Các con chính là Hồng Phúc...

Hiện tại cô nhi viện Phú Hòa có 6 sơ, đang nuôi nấng 33 em. Trong đó, em nhỏ nhất chưa đầy 1 tuổi, em lớn nhất đã đi học đại học. Mỗi đứa trẻ được đưa đến đây đều mang hoàn cảnh đặc biệt khác nhau. Có bé bị bỏ rơi trước cổng cô nhi viện, có bé thì được tìm thấy ở chân cầu, có bé lại được phát hiện dưới gốc cây, trong trạng thái tím tái, kiến cắn sưng phù toàn thân...

Sơ trưởng Nguyễn Thị Kim Hà kể rằng: “Rạng sáng, thức dậy đi lễ nhà thờ, mỗi lần nghe tiếng trẻ khóc bên ngoài là mái ấm có thêm một thành viên mới. Nhiều đứa trẻ bị bỏ lại ngay trước cổng, dưới gầm cầu, có em còn đỏ hỏn, còn nguyên dây rốn, có em bị dị tật bẩm sinh... Nhưng dù là ai, thì nơi đây vẫn dang tay đón nhận như một món quà mà ơn trên ban tặng.

Sơ Hà nhớ lại, không phải bé nào khi được đưa về cũng đều lành lặn và bình thường. Có bé bị bỏ trong thùng mì tôm, lùm cây... có bé khi được phát hiện tưởng chừng như không cứu được nữa, nhưng rồi các sơ cố gắng dốc lòng chạy chữa, cùng nhau cầu nguyện để giành giật các con từ bàn tay của “tử thần”.

Bé Nguyễn Hoàng Phúc Hưng được phát hiện trong một bãi mía gần cô nhi viện vào một ngày cận Tết lạnh buốt. Lúc nhìn thấy Hưng, em còn chưa được cắt dây rốn, toàn thân tím tái. Các sơ nhanh chóng mang em vào nhà và sưởi ấm cho em. Tuy nhiên, niềm vui cứu sống được em chưa trọn vẹn thì các sơ phát hiện ra em bị bại não.

Sau nhiều lần đưa Hưng đi khắp nơi chữa trị nhưng không được, bác sĩ bảo em chỉ có thể sống đến 5 tuổi. Vậy mà, như một điều kì diệu, dưới sự kiên trì chăm sóc và che chở của các sơ tại đây, đến nay Phúc Hưng đã 13 tuổi và vẫn đang sống vui vẻ trong tình yêu thương của các sơ, của các anh chị trong cô nhi viện. Tuy em chỉ có thể nằm im một chỗ, nhưng em có thể nghe và hiểu được người khác, em còn là cậu bé hay cười và tình cảm nữa.

Hiện Nguyễn Hồng Na Ry là bé nhỏ nhất ở cô nhi viện, cháu được các sơ “nhặt” được trước cổng vào ngày 16/12/2023. Lúc đó cháu còn đỏ hỏn, chắc chỉ tầm 1 tuần tuổi. “Không một thông tin nào để lại. Các sơ đưa con về nuôi dưỡng, may cháu khỏe mạnh và rất ngoan, không quấy khóc bao giờ”, sơ Hà kể.

Điều đặc biệt là những đứa trẻ khi được đưa tới cô nhi viện đều được các sơ đặt cho những cái tên rất đẹp, thể hiện tâm ý của các sơ khi muốn cuộc đời của các con từ nay về sau sẽ không còn nỗi buồn và bất hạnh. Điều đặc biệt, tên của các bé gái đều có chữ đệm là “Hồng”, bé trai có chữ đệm là “Phúc”, ghép lại là “Hồng Phúc”.

Theo lời sơ Hà, việc các sơ đặt tên Hồng-Phúc cho các con là có lý do. Đối với các sơ, sự xuất hiện của các con chính là hồng phúc, là món quà tuyệt vời mà ơn trên ban tặng, và mong muốn rằng các con sẽ luôn xem mối nhân duyên gặp gỡ là điều tốt đẹp mà cuộc đời ban tặng cho các con. Đồng thời cũng là lời gửi gắm ước nguyện rằng cuộc đời của các con sau này sẽ gặp nhiều hồng phúc, xua tan nỗi bất hạnh khi mới chào đời.

Theo NGUYỄN NGỌC (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Thiếu tá Lê Đăng Huy (bìa phải)-Bếp trưởng Tổ phục vụ tàu Trường Sa 21 và Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn chuẩn bị bữa cơm tối. Ảnh: Q.T

Những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21

(GLO)- Nấu ăn là công việc không hề đơn giản với nhiều người, nhất là trong điều kiện chông chênh giữa bốn bề sóng vỗ. Thế nhưng, những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21 vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, đều đặn cung cấp cho đoàn công tác những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt hải trình dài.

Lửa và Chiêng

Lửa và Chiêng

Đêm ấy, trong buôn làng người Mạ, nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng người già K’Noi - Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy. Giữa khuya, tôi bất chợt tỉnh giấc.

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.