Theo ngư dân 'đi giật lùi' trên biển giữa giá lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trời giá lạnh, nhưng nhiều ngư dân "ở Nghệ An vẫn chân trần, dầm mình trong nước biển nhiều giờ đồng hồ để kéo lưới rùng. 

Từ sáng sớm, tổ kéo rùng của ông Nguyễn Đình Nam (48 tuổi, trú phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã mang lưới, thau, rổ… đổ ra bãi biển Cửa Lò thả lưới “săn” cá gần bờ. Ra tới bãi biển, một đầu lưới sẽ được giữ trên bờ, phần còn lại các ngư dân dùng thuyền thúng chở ra biển cách bờ hơn 2km, thả vây tròn lại thành hình bán nguyệt, khoảng cách giữa 2 đầu lưới khoảng hơn 300m.
Từ sáng sớm, tổ kéo rùng của ông Nguyễn Đình Nam (48 tuổi, trú phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã mang lưới, thau, rổ… đổ ra bãi biển Cửa Lò thả lưới “săn” cá gần bờ. Ra tới bãi biển, một đầu lưới sẽ được giữ trên bờ, phần còn lại các ngư dân dùng thuyền thúng chở ra biển cách bờ hơn 2km, thả vây tròn lại thành hình bán nguyệt, khoảng cách giữa 2 đầu lưới khoảng hơn 300m.
Lưới đã thả xong, ông Nam hô to: “Kéo thôi anh em ơi..!”. Nghe hiệu lệnh, 10 người đang đứng trên bờ lập tức chia thành hai nhóm, hợp sức kéo tấm lưới, đi giật lùi vào bờ. “Tôi đã gắn bó với lưới rùng hơn 30 năm nay. Hết thời ngược xuôi trên biển thì về bám lưới cho đỡ nhớ nghề thôi. Nghề này, vất vả, hao sức nhưng ít rủi ro hơn. Chúng tôi trở lại công việc từ ngày mùng 4 Tết. Mấy hôm nay trời lạnh, công việc vất vả hơn”, ông Nam thổ lộ.
Lưới đã thả xong, ông Nam hô to: “Kéo thôi anh em ơi..!”. Nghe hiệu lệnh, 10 người đang đứng trên bờ lập tức chia thành hai nhóm, hợp sức kéo tấm lưới, đi giật lùi vào bờ. “Tôi đã gắn bó với lưới rùng hơn 30 năm nay. Hết thời ngược xuôi trên biển thì về bám lưới cho đỡ nhớ nghề thôi. Nghề này, vất vả, hao sức nhưng ít rủi ro hơn. Chúng tôi trở lại công việc từ ngày mùng 4 Tết. Mấy hôm nay trời lạnh, công việc vất vả hơn”, ông Nam thổ lộ.
Cũng đang kéo lưới, ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, để kéo được mẻ lưới vào bờ, người thợ phải quấn đai quanh thắt lưng, đầu dây đai gắn vào dây thừng phía trên tấm lưới. Khi kéo, bám chặt hai tay vào dây lưới, mặt hướng ra biển, nghiêng người về phía sau, kéo giật lùi rê lưới từ biển vào bờ từng nhịp đều nhau theo con sóng.
Cũng đang kéo lưới, ông Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, để kéo được mẻ lưới vào bờ, người thợ phải quấn đai quanh thắt lưng, đầu dây đai gắn vào dây thừng phía trên tấm lưới. Khi kéo, bám chặt hai tay vào dây lưới, mặt hướng ra biển, nghiêng người về phía sau, kéo giật lùi rê lưới từ biển vào bờ từng nhịp đều nhau theo con sóng.
“Kéo một mẻ lưới được nhiều hay ít cá phụ thuộc “trời thương”. Có ngày trúng đậm, mỗi mẻ lưới thu về cả chục triệu đồng nhưng cũng có những ngày, chỉ được vài cân cá, tôm. Ngày được bù ngày kém, chia ra mỗi người cũng có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày”, ông Hùng chia sẻ.
“Kéo một mẻ lưới được nhiều hay ít cá phụ thuộc “trời thương”. Có ngày trúng đậm, mỗi mẻ lưới thu về cả chục triệu đồng nhưng cũng có những ngày, chỉ được vài cân cá, tôm. Ngày được bù ngày kém, chia ra mỗi người cũng có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày”, ông Hùng chia sẻ.
Khi mặt trời lên cao cũng là lúc mẻ lưới đầu tiên được kéo vào bờ. Nhiều du khách tham gia trải nghiệm kéo lưới rùng cùng bà con ngư dân.
Khi mặt trời lên cao cũng là lúc mẻ lưới đầu tiên được kéo vào bờ. Nhiều du khách tham gia trải nghiệm kéo lưới rùng cùng bà con ngư dân.
Số hải sản tươi ngon của mẻ lưới rùng được du khách đón mua ngay khi mới vào bờ.
Số hải sản tươi ngon của mẻ lưới rùng được du khách đón mua ngay khi mới vào bờ.
Người dân gỡ những con cá còn mắc trong lưới.
Người dân gỡ những con cá còn mắc trong lưới.
Kết thúc buổi kéo rùng, ngư dân thu dọn ngư cụ, về nhà nghỉ ngơi lấy sức cho những mẻ lưới rùng vào ngày mai.
Kết thúc buổi kéo rùng, ngư dân thu dọn ngư cụ, về nhà nghỉ ngơi lấy sức cho những mẻ lưới rùng vào ngày mai.

Theo Thu Hiền (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Mai Thanh Minh trong một cuộc giao lưu tại Di tích quốc gia Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ III - Những tù nhân thiếu nhi tự mổ bụng phản đối kẻ thù

Ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, đáng sợ nhất đối với các tù nhân nhỏ tuổi là cái rét kinh người trong khi chỉ có manh áo mỏng che thân. Kẻ thù cũng biết điều đó, và chúng đã dùng thủ đoạn cực kỳ dã man là dội nước vào những người tù nhỏ bé, yếu ớt trong đêm khuya giá lạnh.