'Khai xuân' ở Hà Nội: Tràn đầy niềm tin tương lai đất nước tươi đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

58 tác phẩm hội họa và điêu khắc hội tụ trong triển lãm mỹ thuật với chủ đề Khai xuân do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật - nhiếp ảnh và triển lãm tổ chức, diễn ra từ 10.2 đến hết 20.2.2025.

Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật - nhiếp ảnh ở 29 Hàng Bài (Hà Nội) đã là một địa chỉ quen thuộc của anh em nghệ sĩ qua các triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm.

Ở không gian triển lãm ấy, mỗi độ xuân sang, người yêu nghệ thuật lại có dịp chứng kiến các nghệ sĩ hội ngộ với các tác phẩm mang đậm cá tính, phong cách và dấu ấn riêng mình trên hành trình sáng tác.

Tác giả Vi Kiến Thành và thân hữu bên các tác phẩm ông tham gia tại triển lãm
Tác giả Vi Kiến Thành và thân hữu bên các tác phẩm ông tham gia tại triển lãm

Triển lãm đầu năm 2025 với chủ đề Khai xuân, 29 nghệ sĩ đã tạo nên một không gian triển lãm thực mãn nhãn qua các chất liệu quen thuộc như sơn mài, lụa, sơn dầu…

Sắc xuân được khai thác tối đa ở từng đề tài tiếp cận, đem đến nhiều cung bậc cảm xúc, trải nghiệm khác biệt, gắn với cá tính riêng từng nghệ sĩ.

Nét đẹp cầu Long Biên của Nguyễn Trường Linh (trái) và Thác Bản Giốc của Chu Viết Cường
Nét đẹp cầu Long Biên của Nguyễn Trường Linh (trái) và Thác Bản Giốc của Chu Viết Cường

Đó là nét quyến rũ đậm màu sơn cước trong lễ cưới người miền cao qua tác phẩm Ngưỡng làm dâu của tác giả Trần Thái.

Màu sơn son từ chất liệu sơn mài truyền thống biểu đạt nét đẹp vừa sâu lắng, ấm áp, nhưng cũng rất hân hoan, xao xuyến theo tâm trạng cô dâu chuẩn bị cho ngày cưới.

Ngưỡng làm dâu của họa sĩ Trần Thái
Ngưỡng làm dâu của họa sĩ Trần Thái

Đến với triển lãm, không khó để nhận ra nhiều tác phẩm được sáng tác dựa trên bối cảnh, không gian, nhịp sống, con người của miền cao Đông - Tây Bắc.

Các tác phẩm sơn mài của họa sĩ Chu Viết Cường là một ví dụ. Với cách thể hiện quen thuộc là nắm bắt những chi tiết rất đời, rất mộc từ nhịp sống thường ngày, được tác giả chuyển tải vào tranh.

Nét đời trong tranh sơn mài của Chu Viết Cường
Nét đời trong tranh sơn mài của Chu Viết Cường

Nghệ thuật sơn mài với lối công bút tỉ mỉ, tỉa tót kỹ lưỡng, cùng thủ pháp nhấn nhá của ánh sáng đã tạo nên những cảm nghiệm rõ nét về đời sống bình dị trong tranh Chu Viết Cường, bất kể đó là một góc bản làng hay một vùng phong cảnh hùng vĩ.

Cũng là chất liệu sơn mài, người xem sẽ gặp lại các tác phẩm mang nhiều phong cách khác nhau. Nghệ sĩ Trịnh Tuân đem đến những "nàng thơ" của riêng mình, với kỹ thuật biểu hiện mang sự hòa trộn giữa hình - như quy về tối giản; nét - khúc chiết, mạch lạc; bố cục - chặt chẽ với những nhấn nhá có chủ ý bằng sự lặp lại, tinh tế và chi tiết. Tác giả như muốn giữ chân người xem trước những nàng thơ của riêng mình.

Nàng thơ dịu dàng của họa sĩ Trịnh Tuân
Nàng thơ dịu dàng của họa sĩ Trịnh Tuân

Bởi là Khai xuân nên trong từng tác phẩm ở triển lãm, nét xuân là điểm nhấn đẹp.

Họa sĩ Nguyễn Văn Thuật đem đến những rực rỡ hòa quyện đầy ảo diệu ở tác phẩm Hoa phù dung. Thế mạnh của chất liệu sơn mài được vận dụng, tạo nên những tầng tầng, lớp lớp của sắc màu, không tĩnh mà rất động. Để rồi những chuyển động kỳ ảo ấy, được khéo léo đan cài, tạo nên một miền mộng mị, nên thơ và dạt dào xúc cảm.

Sự mộng mị, ảo diệu và nên thơ trong Hoa phù dung của Nguyễn Văn Thuật
Sự mộng mị, ảo diệu và nên thơ trong Hoa phù dung của Nguyễn Văn Thuật

Họa sĩ Nguyễn Nghĩa Dậu, Nguyễn Thái Bình lại tung tẩy với những tác phẩm sơn mài trừu tượng, sử dụng thủ pháp biến ảo của chất liệu để tạo nên ngôn ngữ thể hiện đầy suy tưởng.

Vẻ trầm mặc theo dòng thời gian qua tác phẩm sơn mài của Nguyễn Nghĩa Dậu
Vẻ trầm mặc theo dòng thời gian qua tác phẩm sơn mài của Nguyễn Nghĩa Dậu

Các đường nét, sắc màu cảm giác khi được kiểm soát, khi thả lỏng để tự do ngụp lặn, biểu hiện các phân lớp với sâu lắng của nền, đa dạng của nét, tất cả kết nối liền lạc nhau bằng nghệ thuật sáng tối của nguồn sáng, đem lại một hiệu ứng thị giác thú vị với người xem.

Những mảng màu đan chen trong tranh Nguyễn Thái Bình
Những mảng màu đan chen trong tranh Nguyễn Thái Bình

Ở mảng tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai đem đến một Khu vườn mùa xuân - tên gọi tác phẩm, nơi bướm dập dìu, hoa khoe sắc thắm.

Không sử dụng thủ pháp "rửa" tranh sau vẽ, hoặc cách dùng nét loang trong kỹ thuật vẽ lụa để tạo các hiệu ứng "sương khói mờ nhân ảnh", Vũ Thùy Mai sử dụng kỹ thuật công bút, tập trung tối đa vào thể hiện chi tiết, nhờ vậy vườn xuân đồng hiện rõ mồn một, sâu lắng nhưng cũng thật rộn ràng, dạt dào tình cảm.

Khu vườn mùa xuân với rộn ràng hoa lá của Vũ Thùy Mai
Khu vườn mùa xuân với rộn ràng hoa lá của Vũ Thùy Mai

Cũng ở chất liệu tranh lụa, họa sĩ Mai Xuân Oanh - thành viên của nhóm họa sĩ chuyên vẽ lụa - đem đến Khai xuân cách thể hiện khác biệt.

Ở tác phẩm Xuân thì 03, Xuân Oanh đưa người xem về không gian đậm sắc màu cổ điển, ấy là thủ pháp tả thực, rõ nét.

Nhưng càng khám phá sâu vào chi tiết, lại thấy ở đó tính động của ánh sáng, của chủ thể, với những lung linh, huyền ảo đồng hiện, tương phản, rồi lại hòa quyện đến lạ kỳ.

Đồng hiện và tương phản huyền ảo trong Xuân thì 03 của Mai Xuân Oanh
Đồng hiện và tương phản huyền ảo trong Xuân thì 03 của Mai Xuân Oanh

Những nét xuân đầy dịu dàng của họa sĩ Tống Ngọc với Đoạn tương tư trên nền lụa, hay Ngày bình yên của Lê Thư với nếp nhà trình tường của người miền cao, rồi đến Mùa xuân xanh của Lâm Đức Mạnh, Đào xuân của Nguyễn Hữu Khoa…

58 sắc thái từng tác phẩm trong triển lãm Khai xuân là một khởi đầu thú vị trên họa đàn Việt.

Nói như ban tổ chức: "Triển lãm là bức tranh tổng hòa những sắc màu cá tính riêng biệt, với năng lượng tích cực mang đến cho công chúng thưởng lãm nghệ thuật một mùa xuân ấp áp tràn đầy niềm tin vào một tương lai tươi đẹp của đất nước".

Đoạn tương tư của Tống Ngọc trên nền lụa
Đoạn tương tư của Tống Ngọc trên nền lụa
Ngày bình yên nơi non cao của tác giả Lê Thư
Ngày bình yên nơi non cao của tác giả Lê Thư
Mùa xuân xanh - sơn dầu của Lâm Đức Mạnh
Mùa xuân xanh - sơn dầu của Lâm Đức Mạnh
Họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa với Đào xuân của riêng mình
Họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa với Đào xuân của riêng mình

Theo Phong An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.