Tình yêu từ chiến hào: Tìm nhau trên đất Cao Bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

2 người lính yêu nhau trên biên giới Cao Bằng, cùng chung chiến hào đánh trả quân xâm lược và hiện đang sống ở TP.Hải Phòng.

2 lần thoát chết

Tháng 3.1975, chàng trai Đinh Văn Bản (sinh năm 1957, quê xã Tân Dân, H.An Lão, TP.Hải Phòng) nhập ngũ. Do có trình độ văn hóa 7/10, nên anh Bản được cử đi học lớp tiểu đội trưởng.

Thời điểm này, Trung đoàn bộ binh 567, Quân khu 3 (nay thuộc Sư đoàn 346, Quân khu 1) cũng mới được thành lập. Giữa năm 1976, Trung đoàn 567 được điều chuyển từ Quân khu 3 về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Lạng (tháng 1.1979 tách thành Cao Bằng và Lạng Sơn) thuộc Quân khu 1 làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trên địa bàn các huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa của tỉnh Cao Lạng (nay thuộc Cao Bằng). Do thiếu quân, nên đơn vị được bổ sung lực lượng từ dưới xuôi và hạ sĩ Đinh Văn Bản nhận công tác tại Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 567.

Vợ chồng cựu chiến binh Đinh Văn Bản và Đỗ Thị Châm
Vợ chồng cựu chiến binh Đinh Văn Bản và Đỗ Thị Châm
Bộ đội Trung đoàn 567 phổ biến phương án chặn địch, tháng 2.1979
Bộ đội Trung đoàn 567 phổ biến phương án chặn địch, tháng 2.1979

Rạng sáng 17.2.1979, quân Trung Quốc tràn qua cửa khẩu Tà Lùng, tấn công vào tuyến phòng ngự tiền tiêu của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 567. Sau hơn 1 ngày chiến đấu, Tiểu đoàn 1 được lệnh rút về phía sau đèo Khau Chỉa (nay là xã Lương Thiện, H.Quảng Hòa), cùng với Tiểu đoàn 2 và 3 của Trung đoàn 567, lập phòng tuyến chặn địch.

Sáng 21.2.1979, đoàn xe hơn 10 chiếc của đối phương từ TT.Phục Hòa chạy lên đèo Khau Chỉa, lọt vào trận địa phục kích của Trung đội 2 (Đại đội 7, Tiểu đoàn 2) do Trung đội trưởng Đinh Văn Bản chỉ huy.

Sau khi đã cùng đồng đội bắn cháy 8 chiếc xe, trung sĩ Đinh Văn Bản và chiến sĩ Hoàng Văn Xập nhảy từ taluy xuống mặt đường truy kích địch. Trong lúc đánh giáp lá cà, trung sĩ Bản trúng đạn, bị thương nặng.

Ngày 26.2, Tiểu đoàn 2 kiên cường chặn địch và bị thiệt hại nặng ở cao điểm 244 và 300. Trung sĩ Đinh Văn Bản được đồng đội khiêng cáng suốt 1 ngày đêm về trạm phẫu trung đoàn ở TT.Quảng Uyên.

Xe tăng địch bị diệt ở mặt trận Cao Bằng, tháng 2.1979
Xe tăng địch bị diệt ở mặt trận Cao Bằng, tháng 2.1979
Trung sĩ Đỗ Thị Châm (thứ 2 từ phải qua) biểu diễn văn nghệ phục vụ bộ đội trên trận địa Cao Bằng, tháng 3.1979
Trung sĩ Đỗ Thị Châm (thứ 2 từ phải qua) biểu diễn văn nghệ phục vụ bộ đội trên trận địa Cao Bằng, tháng 3.1979

Ngày 1.3.1979, Trung đoàn 567 bị bao vây, cô lập bởi 2 mũi tấn công của đối phương, nên cấp trên ra lệnh rút về phía nam H.Thạch An. Trung sĩ Đinh Văn Bản và gần 100 thương binh, từ bệnh xá Trung đoàn 567 được chuyển lên hang Ngườm Hẩu (nay thuộc xã Độc Lập, H.Quảng Hòa), sau đó trung sĩ Bản và 7 thương binh khác được khênh đi cất giấu tại 1 hang đá. Rạng sáng 2.3.1979, quân địch tìm thấy hang Ngườm Hẩu, đã giết hại 28 thương binh và y tá đang trú trong hang.

Giữa tháng 3.1979, khi quân địch rút về nước, anh Bản và các thương binh được đơn vị tìm kiếm, đưa về điều trị tại Bệnh viện Quân y 91 (Quân khu 1) ở P.Ba Hàng, TP.Phổ Yên, Thái Nguyên.

Cuối tháng 6.1979, thương binh Đinh Văn Bản từ chối chế độ an dưỡng, xin lên lại Cao Bằng tìm về đơn vị cũ. Vừa thấy anh Bản chống nạng khập khiễng ở trung đoàn bộ, nữ chiến sĩ Đỗ Thị Châm ào ra ôm chặt và khóc nức nở. Lúc ấy, đơn vị mới biết 2 người đã yêu nhau.

Không bỏ rơi nhau

Tháng 3.1975, khi vừa tròn 18 tuổi, chị Đỗ Thị Châm (nay ở P.Hồng Phong, Q.An Dương, TP.Hải Phòng) tình nguyện nhập ngũ và sau khi huấn luyện, được biên chế vào Trung đoàn 567.

Do có năng khiếu ca hát, nên nữ chiến sĩ Đỗ Thị Châm được chuyển về ban chính trị trung đoàn. Cuối năm 1976, khi Trung đoàn 567 được điều chuyển từ Quân khu 3 về Bộ Chỉ huy Quân sự Cao Lạng và đi làm đường ở H.Trùng Khánh (Cao Bằng), chị Châm cùng đội văn nghệ xung kích xuống biểu diễn ở Tiểu đoàn 2 và quen Trung đội trưởng Đinh Văn Bản.

Mặc dù là "đồng hương" gần nhà, liên tục viết thư ngỏ lời, nhưng mãi đến cuối năm 1978, khi cùng đi học lớp cảm tình Đảng ở trung đoàn bộ, chiến sĩ Đoàn Văn Bản mới được nữ chiến sĩ Đỗ Thị Châm nhận lời yêu. "Ông ấy liên tục viết thư, lá thư nào cũng kín đặc 2 trang giấy. Đơn vị ở xa, kỷ luật rất nghiêm, nên toàn nói chuyện qua thư", bà Châm kể.

Nhân dân Cao Bằng tiếp lương, tải đạn, phục vụ bộ đội đánh giặc, tháng 2.1979
Nhân dân Cao Bằng tiếp lương, tải đạn, phục vụ bộ đội đánh giặc, tháng 2.1979
Chị Châm (phải) cùng 2 đồng đội trong đội văn nghệ Trung đoàn 567, năm 1978
Chị Châm (phải) cùng 2 đồng đội trong đội văn nghệ Trung đoàn 567, năm 1978

Cuối năm 1978, các nữ đồng đội xuất ngũ, nhưng chị Châm được giữ lại để huấn luyện, bồi dưỡng văn nghệ cho các nữ quân nhân mới nhập ngũ.

"Buổi sáng 17.2.1979, tôi dậy sớm chuẩn bị cho chị em về TX.Cao Bằng (nay là thành phố) hội diễn thì nghe thấy ì ầm như tiếng sấm. Một lúc sau, cấp trên mới thông báo là đánh nhau ở biên giới", bà Châm nhớ lại.

Theo hồi tưởng của bà Châm, sau mấy ngày chiến đấu, trung đoàn tuyển gấp một số thanh niên địa phương vào huấn luyện, bà được cử làm nhiệm vụ quản lý hậu cần của đại đội tân binh. Cả chục ngày dò hỏi, bà chỉ nhận được thông tin "Tiểu đoàn 2 thương vong nặng, chỉ còn 70 tay súng" nên ngày càng lo lắng cho người yêu. Khi ông Bản bị thương, được đưa về bệnh xá trung đoàn, bà chạy lên cầm tay xem thật không.

Ông Bản và bà Châm bên tấm hình bà Châm hồi mới nhập ngũ
Ông Bản và bà Châm bên tấm hình bà Châm hồi mới nhập ngũ

Khi có lệnh rút về phía sau, một số chị em trong đội văn nghệ lôi kéo bà Châm đi cùng, nhưng bà lắc đầu: "Tôi ở đại đội tân binh, không thể bỏ rơi các em". Quân địch tràn vào TT.Quảng Uyên, bà Châm cùng đồng đội chiến đấu cho đến khi hết đạn thì rút lên núi đá.

"Lúc nghe tin thương binh trong hang Ngườm Hẩu bị giết hại, tôi đã nghĩ mình mất anh ấy lần thứ 2. Khi mọi người kể chuyện tìm thấy anh Bản và đưa thẳng về Quân y viện 91, tôi vẫn không tin. Mãi đến khi anh ấy từ chối điều dưỡng, về lại đơn vị và chống nạng đến tìm, tôi mới chắc chắn là anh ấy còn sống", bà Châm chấm nước mắt.

Làm chung nhà máy

Tháng 10.1979, trung sĩ Đỗ Thị Châm xuất ngũ, chuyển ngành về làm công nhân tại Nhà máy chế tạo cân Hải Phòng (nay là Công ty cổ phần cân Hải Phòng). Trung đội trưởng Đỗ Văn Bản, do có thành tích trong chiến đấu, được phong quân hàm chuẩn úy, cử đi học sĩ quan, nhưng nằng nặc: "Tôi thoát chết 2 lần rồi, phải về với Châm"; và tháng 6.1980, chuyển ngành về làm thợ rèn ở nhà máy cân cùng người yêu.

Cuối tháng 12.1980, ông bà tổ chức lễ cưới; và sau 45 năm chung sống, đã có 3 cô con gái thành đạt, giỏi giang. Năm 1989, ông Bản nghỉ mất sức, ở nhà làm thợ sửa chữa điện dân dụng cho đến nay. Năm 1993, bà Châm cũng nghỉ chế độ mất sức, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, gắng đi nấu cơm thuê cho một công ty nước ngoài. (còn tiếp)

"Ngày 17.2.1979, đối phương cho quân ồ ạt tấn công Cao Bằng theo 4 hướng (Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Thạch An), sau đó đánh chiếm Nguyên Bình, Hà Quảng rồi tiến vào TX.Cao Bằng. Mặt khác, chúng dùng quân địa phương đánh nghi binh, hòng kiềm chế lực lượng ta, để cánh quân chiếm xong TX.Cao Bằng tập hậu vào TT.Quảng Uyên (Quảng Hòa) và các huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh.

Các lực lượng vũ trang của tỉnh (tiêu biểu là Trung đoàn 567) đã kiên cường chiến đấu giáng trả, tiêu hao lực lượng địch. Cánh quân Tây Bắc của địch bị chặn đánh dữ dội tại Hòa An. Cánh Đông Bắc bị đánh trả quyết liệt tại Thạch An và Quy Thuận (Quảng Hòa) và chặn đứng trên quốc lộ 4. Mũi tiến vào Trùng Khánh bị chặn đánh ngay từ cột mốc 62. Mũi đánh vào Phục Hòa cũng bị ta phản kích, phải rút chạy.

Mặc dù đối phương chiếm được TX.Cao Bằng, nhưng ta thực hiện thế trận "cài răng lược mà đánh địch" và hình thành tuyến phòng thủ trên đèo Tài Hồ Sìn, nhằm chặn đứng quân địch trên quốc lộ 3.

Ngày 16.3.1979, quân Trung Quốc rút khỏi Trùng Khánh, Quảng Hòa, Thạch An. Ngày 17.3.1979, chúng rút khỏi Trà Lĩnh. Ngày 18.3.1979, quân Trung Quốc rút khỏi Hà Quảng và Thông Nông"…

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Cao Bằng

Theo Mai Thanh Hải - Tường Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Thiếu tá Lê Đăng Huy (bìa phải)-Bếp trưởng Tổ phục vụ tàu Trường Sa 21 và Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn chuẩn bị bữa cơm tối. Ảnh: Q.T

Những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21

(GLO)- Nấu ăn là công việc không hề đơn giản với nhiều người, nhất là trong điều kiện chông chênh giữa bốn bề sóng vỗ. Thế nhưng, những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21 vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, đều đặn cung cấp cho đoàn công tác những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt hải trình dài.

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Lớn lên trong tình thương của bà nội, thấu hiểu nỗi cơ cực, vất vả của tuổi thơ, Thạch Ngọc Hải đã sáng lập dự án “Cho em” với mong muốn hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường, đặc biệt là trẻ em ở vùng biên giới Tây Nam.

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.