Tình yêu từ chiến hào: Câu hát chèo nên duyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến giờ, những cựu chiến binh Sư đoàn bộ binh 323 (Quân khu 3) vẫn kể lại câu chuyện tình yêu của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đức Hồng và diễn viên chèo Nguyễn Thị Thanh Mai (Đoàn nghệ thuật chèo Quảng Ninh) đầu những năm 1980.

Mối tình bộ đội - diễn viên

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Mai (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Mai), nguyên Phó trưởng đoàn chèo tỉnh Quảng Ninh, sinh năm 1964 tại H.Kim Thành (Hải Dương). Cuối 1978, khi đang học lớp 9, bà được tuyển thẳng vào đoàn chèo Quảng Ninh.

Mùa đông cuối năm 1983, Thanh Mai cùng các nghệ sĩ của đoàn chèo Quảng Ninh lên biểu diễn phục vụ bộ đội Sư đoàn 323 - Đặc khu Quảng Ninh. Đặc khu quân sự Quảng Ninh thành lập ngày 20.4.1979, theo Nghị quyết số 790 của Bộ Chính trị. Tháng 8.1987, Đặc khu Quảng Ninh giải thể và thay thế bằng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh. Sư đoàn 323 trực thuộc Đặc khu Quảng Ninh, được thành lập ngày 7.3.1979 với nhiệm vụ chốt giữ bảo vệ biên giới từ Hải Ninh (nay là TP.Móng Cái) đến H.Quảng Hà (nay là 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà). Cuối 1987, Sư đoàn 323 chuyển từ Đặc khu Quảng Ninh về Quân khu 3 và tháng 4.1989, Bộ Quốc phòng ra quyết định giải thể Sư đoàn bộ binh 323.

Nghệ sĩ Thanh Mai (trái) biểu diễn trên biên giới năm 1984
Nghệ sĩ Thanh Mai (trái) biểu diễn trên biên giới năm 1984

Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hùng (63 tuổi, hiện đang ở Nhơn Trạch, Đồng Nai, nguyên trợ lý quân lực Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 769, Sư đoàn 323) kể lại cuối năm 1983, đơn vị đóng quân trên biên giới (nay thuộc P.Ninh Dương, TP.Móng Cái) thì đón đoàn văn nghệ sĩ của tỉnh lên biểu diễn. Trong các tiết mục, nữ diễn viên Thanh Mai diễn vở chèo Nàng Sita (tác giả Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ) được bộ đội nồng nhiệt đón nhận.

Kết thúc đêm diễn đầu tiên, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 7 mời cả đoàn ăn đêm và tại đây, trung tá Hoàng Cừ (Trung đoàn trưởng 769) khi biết nữ diễn viên Thanh Mai 21 tuổi chưa có gia đình, đã mai mối với đại úy Nguyễn Đức Hồng (quê ở thị xã Quế Võ, Bắc Ninh; khi ấy 31 tuổi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7) cũng chưa vợ.

Sau gần 3 năm yêu nhau, đầu năm 1986, đại úy Nguyễn Đức Hồng và nữ diễn viên Thanh Mai tổ chức đám cưới tại thị trấn Bãi Cháy, thị xã Hồng Gai (nay là P.Bãi Cháy, TP.Hạ Long). Do là diễn viên chuyên vai chính và có chồng là bộ đội biên giới, nên chị Mai được Đoàn nghệ thuật chèo (năm 2018 sáp nhập vào Đoàn nghệ thuật Quảng Ninh) ưu tiên cấp cho căn phòng gần 20 m2 trong khu tập thể của Đoàn.

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Mai (áo dài) hướng dẫn đội văn nghệ cựu chiến binh địa phương luyện tập các tiết mục biểu diễn
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Mai (áo dài) hướng dẫn đội văn nghệ cựu chiến binh địa phương luyện tập các tiết mục biểu diễn

Chạy xe ôm cho vợ đi diễn

Đầu năm 1987, đại úy Nguyễn Đức Hồng xin chuyển công tác về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, làm trợ lý tác chiến. Tháng 7.1989, con trai Nguyễn Tuấn Dũng chào đời. Trước hoàn cảnh khó khăn (con nhỏ, vợ thường đi lưu diễn xa nhà dài ngày, người thân ở xa không giúp được gì), cuối năm 1989, thiếu tá Nguyễn Đức Hồng xin nghỉ theo chế độ sĩ quan phục viên, về giúp vợ.

Thời gian đầu, mỗi ngày anh Hồng vác chiếc đăng (dụng cụ đánh bắt tôm cá, làm bằng mây tre đan) đi bộ gần chục cây số sang các bãi triều ở bán đảo Hùng Thắng (nay là P.Hùng Thắng, TP.Hạ Long), sục sạo từng bãi sú vẹt để đánh bắt, nhặt nhạnh cá con, tôm nhỏ… mang ra chợ bán, lấy tiền mua gạo.

Bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên điểm cao Cao Ba Lanh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên điểm cao Cao Ba Lanh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên điểm cao Cao Ba Lanh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Bia tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên điểm cao Cao Ba Lanh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Bà con nhân dân H.Bình Liêu lên thăm, động viên bộ đội chốt giữ trên cao điểm Cao Ba Lanh, tháng 3.1979
Bà con nhân dân H.Bình Liêu lên thăm, động viên bộ đội chốt giữ trên cao điểm Cao Ba Lanh, tháng 3.1979

Vài năm sau, khi con trai Tuấn Dũng bắt đầu đi học, cựu chiến binh Nguyễn Đức Hồng vay mượn bạn bè, mua chiếc xe máy cũ, làm thêm nghề chạy xe ôm. Gần chục năm quần quật kiếm sống, từ sáng đến tối đón khách từ phà Bãi Cháy đi khắp nơi trong tỉnh, ban đêm tiếp tục vác đăng đi đánh bắt cá… Mãi đến năm 2000, anh Hồng mới mua được mảnh đất hẻo lánh gần đồi thông Bãi Cháy và hoàn tất căn nhà mái bằng với sự hỗ trợ của các cựu chiến binh Trung đoàn 769.

Do quá lao lực, năm 2003, cựu chiến binh Nguyễn Đức Hồng lâm bệnh. Khi gia đình đưa đi khám mới biết ông mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối, di chứng của chất độc da cam trong thời gian chiến đấu ở Quảng Trị (1971 - 1972). Ông qua đời giữa tháng 1.2004, đúng ngày 29 tháng chạp.

Có một câu chuyện rất ít người biết là trước khi mất, ông Hồng đã tìm gặp trung đoàn trưởng cũ, nằng nặc: "Em và Mai thành vợ chồng cũng là do thủ trưởng mai mối, giúp đỡ tác hợp. Bây giờ em bệnh nặng, chẳng sống được bao lâu. Mai thì vẫn còn trẻ chỉ chăm lo nghệ thuật, ít va vấp cuộc sống. Thủ trưởng thì do hoàn cảnh, đang sống một mình. Cậy nhờ thủ trưởng chăm sóc Mai giúp em"…

Các nghệ sĩ tỉnh Quảng Ninh biểu diễn văn nghệ, phục vụ bộ đội trên trận địa Bình Liêu (Quảng Ninh), tháng 3.1979
Các nghệ sĩ tỉnh Quảng Ninh biểu diễn văn nghệ, phục vụ bộ đội trên trận địa Bình Liêu (Quảng Ninh), tháng 3.1979

Buổi chiều đầu năm 2025, tôi ngồi nói chuyện với nghệ sĩ ưu tú Thanh Mai ở ngay nơi bà vừa hướng dẫn đội văn nghệ quần chúng luyện tập. Thi thoảng, lại thấy màn hình nháy sáng tin nhắn.

Thấy tôi để ý, bà cười: "Ông thủ trưởng nhắc về sớm đấy" và trầm giọng: "Chúng tôi hơn nhau 10 tuổi, ban đầu ai cũng bảo là không hợp bởi tôi là nghệ sĩ nổi tiếng, anh ấy chỉ là bộ đội rất nghèo. Vậy mà cũng đã 22 năm bên nhau. Người lính, nhất là những người đã kinh qua chiến tranh, vượt qua lằn ranh sống chết, đều rất yêu quý những ngày được sống và chăm lo không chỉ cho Tổ quốc mà còn cả gia đình"…

(còn tiếp)

"Từ ngày 17.2 - 5.3.1979, để phối hợp với các hướng tiến công vào Cao Bằng, Lạng Sơn, đối phương sử dụng một số sư đoàn, trung đoàn biên phòng tiến công hòng đánh chiếm một số mục tiêu ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, đây là hướng đối phương chỉ tiến công, bắn phá, mang tính kiềm chế lực lượng ta.

Ngày 28.2.1979, Tư lệnh Quân khu 1 ra quyết định thành lập mặt trận Quảng Ninh. Thiếu tướng Sùng Lãm, Phó tư lệnh Quân khu 1 kiêm Tư lệnh mặt trận. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Đức Tâm làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy mặt trận. Sở chỉ huy mặt trận đặt tại Sở Chỉ huy Sư đoàn 325B ở H.Tiên Yên".

Nguồn: Biên niên sử Quân khu 1

Cao điểm Cao Ba Lanh là ngọn đồi trọc có độ cao hơn 1.000 m, nằm sát biên giới Việt - Trung, thuộc địa phận xã Đồng Văn, H.Bình Liêu, Quảng Ninh. Tháng 2.1979, trên đỉnh Cao Ba Lanh đặt đài quan sát của Trung đoàn 288, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) và lực lượng phòng ngự điểm cao gồm bộ đội chủ lực, Đồn biên phòng Hoành Mô, Đại đội 2 bộ đội địa phương… Trong suốt tháng 2 và 3.1979, các lực lượng của ta đã kiên cường chốt giữ Cao Ba Lanh, đánh trả nhiều đợt tấn công của địch và 104 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.

Tháng 12.2020, công trình đài tưởng niệm Cao Ba Lanh đã được tỉnh Quảng Ninh hoàn thành. Công trình ghi danh 109 liệt sĩ, trong đó 104 người hy sinh năm 1979 và 5 người hy sinh từ 1980 - 1985 trong khi bảo vệ cao điểm Cao Ba Lanh.

Theo Mai Thanh Hải - Tường Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Thiếu tá Lê Đăng Huy (bìa phải)-Bếp trưởng Tổ phục vụ tàu Trường Sa 21 và Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn chuẩn bị bữa cơm tối. Ảnh: Q.T

Những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21

(GLO)- Nấu ăn là công việc không hề đơn giản với nhiều người, nhất là trong điều kiện chông chênh giữa bốn bề sóng vỗ. Thế nhưng, những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21 vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, đều đặn cung cấp cho đoàn công tác những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt hải trình dài.

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Lớn lên trong tình thương của bà nội, thấu hiểu nỗi cơ cực, vất vả của tuổi thơ, Thạch Ngọc Hải đã sáng lập dự án “Cho em” với mong muốn hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường, đặc biệt là trẻ em ở vùng biên giới Tây Nam.

Lửa và Chiêng

Lửa và Chiêng

Đêm ấy, trong buôn làng người Mạ, nằm giữa sàn nứa trong ngôi nhà dài của vợ chồng người già K’Noi - Ka Lý, tôi hiu hiu giấc trong âm hưởng đại ngàn. Bên ngoài vách nứa là tiếng gió vờn qua những trảng cỏ tranh, là tiếng thú đi hoang khắc khoải gọi bầy. Giữa khuya, tôi bất chợt tỉnh giấc.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.

An lành 'Trường Sa trên biển Bắc'

An lành 'Trường Sa trên biển Bắc'

Từ cảng Ghềnh Võ, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) chúng tôi phóng cano cưỡi sóng gần 1 tiếng đồng hồ để ra đảo Trần – hòn đảo nằm phía Đông Bắc của quần đảo Cô Tô, nơi được ví như Trường Sa của vùng biển Đông Bắc. 6 năm mới quay trở lại, hòn đảo tiền tiêu vẫn hiên ngang giữa muôn trùng sóng gió.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.