Tình yêu từ chiến hào: Đám cưới của hạ sĩ quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi về xã Thành Vân (H.Thạch Thành, Thanh Hóa) hỏi tìm vợ chồng cựu chiến binh Trần Thanh Minh và Nguyễn Thị Lương. Mọi người bảo: "Ông chiến đấu ở Lạng Sơn tháng 2.1979. Cứ tưởng chết, nhưng lành lặn trở về và mang theo cô dâu người Đức Thọ, Hà Tĩnh".

Khoác AK đi dự đám cưới

Các cựu chiến binh Sư đoàn 337, Quân khu 1 (nay là Đoàn kinh tế - quốc phòng 337, Quân khu 4) vẫn nhớ: Đầu tháng 9.1981, tại Sở Chỉ huy Sư đoàn 337 (khu vực nay thuộc P.Hoàng Văn Thụ, TP.Lạng Sơn) diễn ra đám cưới của trung sĩ Trần Thanh Minh (quê Thanh Hóa, tiểu đội trưởng thuộc đại đội vệ binh sư đoàn) và hạ sĩ Nguyễn Thị Lương (quê Hà Tĩnh, nhân viên ban hành chính, phòng tham mưu).

Cựu chiến binh Nguyễn Thị Lương và giấy công nhận kết hôn với ông Trần Thanh Minh, tại Lạng Sơn tháng 8.1981
Cựu chiến binh Nguyễn Thị Lương và giấy công nhận kết hôn với ông Trần Thanh Minh, tại Lạng Sơn tháng 8.1981

Sáng 2.9.1981, đoàn nhà gái do trung úy Ngô Văn Học (trưởng ban tuyên huấn, phòng chính trị sư đoàn) dẫn đầu, từ phòng tham mưu sang đại đội vệ binh, gặp đoàn nhà trai do trung úy Nguyễn Văn Thành (đại đội trưởng vệ binh) làm trưởng đoàn. Mọi người mặc quân phục. Riêng cô dâu Nguyễn Thị Lương cầm bó hoa nhỏ trên tay.

Trung sĩ Trần Thanh Minh, năm 1981
Trung sĩ Trần Thanh Minh, năm 1981

Sau khi bắt tay chào hỏi theo kiểu nhà binh, cả 2 đoàn đi bộ ra trạm khách sư đoàn ở Dốc Đồn (nay là đường Trần Đăng Ninh, P.Hoàng Văn Thụ, TP.Lạng Sơn) để tổ chức lễ cưới tại hội trường.

Cựu chiến binh Nguyễn Hoàng Việt nhớ lại: "Phông nền cưới (backdrop) do các trợ lý ban tuyên huấn cắt dán trang trí. Trên sân khấu kê 1 bàn nhỏ cho cô dâu chú rể ngồi và 1 bàn để quà tặng ngày cưới. Phía dưới là 4 dãy bàn dài, đặt đĩa kẹo, ấm trà, đĩa thuốc lá cuộn… Trung úy Ngô Văn Học dẫn chương trình. Phần ca nhạc do đội văn nghệ xung kích của sư đoàn đảm nhiệm".

Thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh tháng 2.1979 tại pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn)
Thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh tháng 2.1979 tại pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn)

"Mở đầu đám cưới là bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Kết thúc, tất cả cùng đứng lên hát bài Hành khúc ngày và đêm của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu", ông Việt nhớ lại và cười: "Mọi người ở nhà khách đều kéo đến tham dự. Anh em từ trên chốt về, lưng còn đeo ba lô, vai khoác súng AK".

Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Bà Nguyễn Thị Lương sinh năm 1960 ở xã Đức Lập, H.Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tháng 5.1978, bà tình nguyện nhập ngũ. Hoàn thành khóa huấn luyện tân binh tại Trung đoàn 222, bà phục vụ tại ban hậu cần nội bộ, phòng hậu cần Sư đoàn 337. Tháng 2.1979, Sư đoàn 337 bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, bà Lương được chuyển sang ban hành chính, phòng tham mưu Sư đoàn 337, đóng ở Lạng Sơn.

Cựu chiến binh Sư đoàn 337 trước nhà bia chiến thắng Sư đoàn 337, trên đỉnh đồi Pá Pách (H.Cao Lộc, Lạng Sơn), xây dựng mới năm 2012
Cựu chiến binh Sư đoàn 337 trước nhà bia chiến thắng Sư đoàn 337, trên đỉnh đồi Pá Pách (H.Cao Lộc, Lạng Sơn), xây dựng mới năm 2012

"Ông ấy sinh đầu tháng 1.1950, là người dân tộc Mường ở thôn Nhân Lão, xã Thành Vân (nay là TT.Vân Du), H.Thạch Thành, Thanh Hóa. Nhập ngũ tháng 5.1977, trước tôi đúng 1 năm. Chúng tôi quen và yêu nhau từ cuối 1978, khi sư đoàn đang đóng quân ở TP.Vinh (Nghệ An)", bà Lương nhớ lại.

Bà Lương kể: "Sau trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc tháng 2 - 3.1979, sư đoàn ở lại phòng ngự Lạng Sơn. Cả hai chúng tôi báo cáo đơn vị, xin được chính thức yêu nhau. Tháng 7.1981, chúng tôi xin nghỉ phép về ra mắt 2 bên gia đình". Ngày 26.8.1981, UBND thị xã (nay là thành phố) Lạng Sơn cấp giấy công nhận kết hôn cho người chồng Trần Thanh Minh (hòm thư 1A-6752) và người vợ Nguyễn Thị Lương (hòm thư 1A-6711).

Đại tá Đỗ Phấn Đấu (nguyên Chính ủy Đoàn kinh tế - quốc phòng 337) bên tấm bia chiến công ở cạnh cầu Khánh Khê (cũ), được xây dựng năm 1980 (ảnh chụp trước năm 2012)
Đại tá Đỗ Phấn Đấu (nguyên Chính ủy Đoàn kinh tế - quốc phòng 337) bên tấm bia chiến công ở cạnh cầu Khánh Khê (cũ), được xây dựng năm 1980 (ảnh chụp trước năm 2012)

"Bánh kẹo hôm cưới, chúng tôi chuẩn bị trước cả tháng. Anh Minh đi vay 2 yến bột mì, mang ra ngoài làm bánh. Kẹo thì đơn vị cho. Hạt bí nhờ chị em bếp rang giúp. Quà cưới toàn nồi niêu xoong chảo", bà Lương cười nhớ lại và kể: "Đơn vị cho 1 phòng ở trạm khách làm phòng tân hôn tạm. Chăn màn bộ đội, của đứa nào đứa nấy mang"…

Cuối năm 1981, ông bà Minh - Lương cùng được xuất ngũ về quê xã Thành Vân, H.Thạch Thành (Thanh Hóa). Hồi đó, vùng đất Thành Vân còn là rừng xanh núi đỏ, chưa có nước làm ruộng, nên ông bà phải vào rừng đào củ mài về nấu cháo nuôi các con.

Ông Minh tham gia công tác Đoàn xã, chỉ huy trưởng quân sự, bí thư chi bộ thôn và mất năm 2010 vì bệnh ung thư tủy. Bà Lương đảm nhiệm công tác phụ nữ xã Thành Vân, đến 2019 mới chính thức nghỉ hưu.

Tác giả bài viết và cựu chiến binh - thương binh Dương Xuân Thủy
Tác giả bài viết và cựu chiến binh - thương binh Dương Xuân Thủy

5 người con của ông bà đều noi gương bố mẹ, rất mạnh mẽ và nghị lực. Con trai đầu Trần Thanh Sơn (sinh 1982) tốt nghiệp Trường cao đẳng công nghệ Sài Gòn, hiện công tác tại Long An. Con gái thứ Trần Thị Thanh Thủy (1983) ban đầu vào TP.HCM làm công nhân, phụ giúp bố mẹ nuôi anh Sơn ăn học. Khi anh cả ra trường, nuôi lại em Thủy học cao đẳng kế toán và Thủy hiện là kế toán trưởng của 1 doanh nghiệp may tại Bình Dương. Trần Thị Thanh Trang (1985) đang công tác tại UBND xã Thành Vân. Trần Thanh Trung (1988), tốt nghiệp Học viện Bưu chính viễn thông, hiện công tác tại Thanh Hóa. Cô út Trần Thị Thanh Hương, tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội, hiện công tác tại Viettel Tây Hồ (Hà Nội)…

(còn tiếp)

Vợ lên thăm, vẫn xung phong đi chiến đấu

Cựu chiến binh Lê Xuân Phượng (sinh 1957, ở xã Vĩnh Hùng, H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) nhập ngũ năm 1978 vào Sư đoàn 337, khi đang là công nhân cầu đường Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An). Tháng 2.1979, chiến sĩ Phượng cùng Đại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 52 kiên cường chốt giữ, đánh trả không cho quân Trung Quốc vượt qua cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) và sau đó chốt giữ trận địa bình độ 400.

Cựu chiến binh Lê Xuân Phượng và vợ Hoàng Thị Kiệm

Cựu chiến binh Lê Xuân Phượng và vợ Hoàng Thị Kiệm

Đầu tháng 5.1981, bà Hoàng Thị Kiệm từ quê Thanh Hóa ra Lạng Sơn thăm người chồng Lê Xuân Phượng, mục đích chính là kiếm đứa con, sau 3 năm cưới nhau. Rạng sáng 5.5.1981, quân Trung Quốc bắn pháo dữ dội và cho bộ binh tấn công đánh chiếm bình độ 400. Mặc dù chỉ huy đơn vị cho ông Phượng đưa vợ về phía sau, nhưng ông xin ở lại chiến đấu, bị thương nặng và xe cứu thương đưa cả vợ chồng về Bệnh viện Quân y 110 (Quân khu 1) ở TP.Bắc Ninh. Sau 10 tháng điều trị, thượng sĩ Lê Xuân Phượng được xếp loại thương binh 2/4 và đến nay, ông bà đã sinh hạ được 4 người con.

Trở về từ cõi chết

Cựu chiến binh Dương Xuân Thủy (sinh năm 1957 ở TP.Vinh, Nghệ An), nhập ngũ tháng 8.1978 vào Đại đội 18 thông tin, Trung đoàn 52, Sư đoàn 337. Ngày 28.2.1979, chiến sĩ Dương Xuân Thủy tăng cường xuống cao điểm 559, tham gia chiến đấu giữ cầu Khánh Khê (Lạng Sơn). Trong trận đánh này, 40 cán bộ, chiến sĩ ở trận địa 559 đã anh dũng hy sinh. Khi làm công tác tử sĩ, do nhiều khó khăn nên 5 thi thể phải để lại trận địa, chờ sáng hôm sau sẽ tiếp tục khâm liệm và an táng.

Sáng 29.2.1979, bộ đội tiến hành lau rửa 5 thi thể đồng đội thì phát hiện 1 "liệt sĩ" máu me đầm đìa, xương sọ bị mất mảng, nhưng chân tay cử động lại. Anh em nhờ xe tải chở vào Bệnh viện 108 Hà Nội. "Liệt sĩ " đó chính là chiến sĩ Dương Xuân Thủy. Hơn 1 tháng trời bất tỉnh, không có thông tin cá nhân nên ông được đưa vào danh sách "Vô danh 1" (chết không có nơi báo tử). Khi ông Thủy tỉnh lại, bệnh viện mới báo cho Sư đoàn 337 hoãn thông báo quân nhân mất tích.

Hiện tại, cựu chiến binh Dương Xuân Thủy được xếp loại thương binh đặc biệt (thương tật 94%), liên tục điều trị trong Bệnh viện Quân y 4.

Thương binh nặng Dương Xuân Thủy, đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4)

Thương binh nặng Dương Xuân Thủy, đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4)

Theo Mai Thanh Hải - Tường Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Thiếu tá Lê Đăng Huy (bìa phải)-Bếp trưởng Tổ phục vụ tàu Trường Sa 21 và Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn chuẩn bị bữa cơm tối. Ảnh: Q.T

Những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21

(GLO)- Nấu ăn là công việc không hề đơn giản với nhiều người, nhất là trong điều kiện chông chênh giữa bốn bề sóng vỗ. Thế nhưng, những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21 vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, đều đặn cung cấp cho đoàn công tác những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt hải trình dài.

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Lớn lên trong tình thương của bà nội, thấu hiểu nỗi cơ cực, vất vả của tuổi thơ, Thạch Ngọc Hải đã sáng lập dự án “Cho em” với mong muốn hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường, đặc biệt là trẻ em ở vùng biên giới Tây Nam.