Dìu dặt Kon Chênh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Niềm hân hoan Mơ Nâm

Cất chiếc điện thoại vào túi áo sau cuộc gọi đến từ khách hàng, lão Nghệ nhân ưu tú, người có uy tín của cộng đồng Xơ-đăng (nhánh Mơ Nâm) cười rạng rỡ khoe rằng, mới nhận thêm một đơn hàng “đuốc điện” từ một nhà hàng trong khu du lịch sinh thái Măng Đen gần đó đặt. “Đuốc điện” mà lão Nghệ nhân ưu tú A Lễ ở làng Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông, Kon Tum) này nói đến, thực ra là những sản phẩm đan lát của lão và một số người trong làng, được sử dụng để đặt vào trong đó những chiếc bóng điện và thắp sáng trong khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Những cây “đuốc điện” ấy hình dạng giống những chiếc giỏ tre, nhưng được đan lát khéo theo đúng kỹ thuật của người Mơ Nâm nơi này, cộng thêm một chút chế tác khi lắp đặt sẽ tạo nên một hệ thống đèn điện thắp sáng cả một khu vực, vừa thân thiện với thiên nhiên, vừa dễ lắp đặt, sử dụng cũng lâu dài và giá thành lại rẻ hơn so với những trụ điện đường thường được sử dụng ở các khu đô thị.

Dân trong vùng đều biết già A Lễ thổi hay nhất, làm Tà Vẩu tốt nhất.
Dân trong vùng đều biết già A Lễ thổi hay nhất, làm Tà Vẩu tốt nhất.

Trong niềm hân hoan vì có thêm đơn hàng mới, lão nghệ nhân khấp khởi cười thủ thỉ, từ khi Măng Đen được nhiều khách du lịch tìm đến vì khí hậu và văn hóa bản địa đặc trưng, thì những ngôi làng người Xơ-đăng quanh đó cũng được “đổi đời”. Sự đổi đời như người nghệ nhân gần 70 tuổi ấy nói đến từ rất nhiều thứ. Khách du lịch đến với Măng Đen không chỉ bởi nơi này khí hậu mát mẻ se lạnh quanh năm, mà họ còn thích thú khám phá những nét văn hóa bản địa đặc trưng còn được gìn giữ gần như nguyên vẹn của cộng đồng nơi đây.

Những ngôi làng như Vi Rơ Ngheo, Kon Pring... đã trở thành làng du lịch cộng đồng, phát huy được hết giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, đáp ứng được những mục tiêu mà các chương trình mục tiêu quốc gia đặt ra, trong đó nổi bật là việc giúp đồng bào phát huy giá trị văn hóa để phát triển kinh tế từ du lịch, vừa đảm bảo gìn giữ được văn hóa truyền thống, vừa nâng cao đời sống, tăng thu nhập. Không chỉ những làng du lịch cộng đồng đã được định danh, mà những ngôi làng xung quanh như làng Kon Chênh này, hay những ngôi làng như Đăk Lanh, Đăk Y’Pai, Đăk Pong, Vang Loa, Măng Buk... đều nhờ đó mà thay đổi, tươi sáng hơn từng ngày.

Nhiều sản phẩm đan lát mang văn hóa của người Mơ Nâm đã trở thành sản phẩm kinh tế, mang lại thu nhập cho đồng bào.
Nhiều sản phẩm đan lát mang văn hóa của người Mơ Nâm đã trở thành sản phẩm kinh tế, mang lại thu nhập cho đồng bào.

Du lịch đã mở ra cho Kon Chênh, cho những ngôi làng Xơ-đăng ở Kon plong này cơ hội phát triển mới. Những sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng như ẩm thực, thổ cẩm, sản phẩm đan lát, cùng với đó là văn hóa tinh thần như cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc cũng có “đất diễn” để mang lại thu nhập cho đồng bào. Chiêng trống, nhạc cụ Mơ Nâm không bó hẹp trong làng trong bản mỗi mùa lễ hội nữa, mà những đêm cuối tuần đều đặn vang lên ở những không gian du lịch. Những cơm gạo đỏ, thịt nướng, rượu cần... không bó hẹp trong mỗi ngôi nhà sàn Xơ-đăng nữa, mà đã được du khách thập phương thưởng thức và tấm tắc hài lòng.

Những sản phẩm nông nghiệp của làng như gạo rẫy, rau rừng, cá suối... không chỉ mang trao đổi lúa khoai nữa, mà đang trở thành những mặt hàng “hái ra tiền” để nâng cao thu nhập cho đồng bào. Những gùi ghè chiêng ché, những khăn áo thổ cẩm đã được định danh “thương hiệu”, được bán đi đến khắp các vùng miền để cải thiện kinh tế. A Lễ mừng lắm! Lão nghệ nhân kể mãi, kể nhiều về những đổi thay của vùng đất này những năm gần đây. Mấy người già lục tục kéo tới để chung tay làm đơn hàng với A Lễ. Trong lúc đợi, lão nghệ nhân lấy ra cây sáo Tà Vẩu, ngồi trước cửa thổi một bài dân ca Mơ Nâm. Tiếng sáo lạ lẫm cứ vi vu, dìu dặt khắp triền đồi.

“Đuốc điện” là sản phẩm đan lát của đồng bào Mơ Nâm được sử dụng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen.
“Đuốc điện” là sản phẩm đan lát của đồng bào Mơ Nâm được sử dụng tại khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Tiếng sáo trên triền đồi

Miên man kể về những đổi thay của người làng, của địa phương nhờ những chính sách dân tộc, những chương trình mục tiêu quốc gia phát triển cho địa phương, lão nghệ nhân tỉ mẩn ngồi đan những cây đuốc điện theo đơn đặt hàng. Lão ít kể về mình, nhưng xen trong câu chuyện về cuộc sống mới, thi thoảng lão vẫn nhắc nhớ lại ngày trước. Bao giờ cũng thế, lão cũng nói “ngày trước đó mà, cơ cực lắm!” như để mở đầu cho một kỷ niệm nào đó thời còn khốn khó. Sinh năm 1956, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, A Lễ lúc đó là chàng trai tuổi chưa đầy 20 sống giữa vùng căn cứ kháng chiến Đông Trường Sơn của tỉnh Kon Tum.

Thông minh, ham học, A Lễ cố gắng học tất cả từ những cán bộ cách mạng người Kinh bám dân bám đất cùng đồng bào dân tộc thiểu số. A Lễ hăng say công tác và từng bước trưởng thành, nhiều năm đảm nhận cương vị lãnh đạo ở địa phương này, từ cán bộ UBND xã đến Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch HĐND xã. Dù ở cương vị nào, lão cũng đau đáu lo cho sự phát triển của đồng bào mình. Năm 2010, nghỉ hưu về làng, lão lại cần mẫn chăm lo gìn giữ, phát triển vốn văn hóa truyền thống của dân tộc trong cộng đồng.

Gần 70 tuổi, nghệ nhân ưu tú A Lễ vẫn cố gắng giữ gìn văn hóa dân tộc mình.
Gần 70 tuổi, nghệ nhân ưu tú A Lễ vẫn cố gắng giữ gìn văn hóa dân tộc mình.

Hơn 10 tuổi đã biết đánh cồng chiêng, thành thạo với nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Qua bao mùa lễ hội và sự chuyên chăm tập luyện, A Lễ giữ cho mình, mà cũng là giữ cho Mơ Nâm nhiều vốn liếng văn hóa ít người còn nhớ. Có lẽ, lão là người duy nhất của Kon Chênh này còn biết làm và thổi Tà Vẩu với nhiều bài dân ca. Tà Vẩu (hay còn gọi là K’vo) là loại sáo đặc trưng, được làm từ ống nứa già, nhỏ, dài khoảng 15 cm. Hai đầu ống nứa rỗng, nhưng một đầu được bịt bằng sáp ong, chỉ để hở một khe rất nhỏ. Giữa thân Tà Vẩu, cũng có một khe hình chữ nhật được đục ra và bên trong gắn thanh nứa mỏng, đó là “lưỡi” Tà Vẩu.

Trong hai cách thổi Tà Vẩu, cách thổi ngang là thổi vào đây, còn cách thổi dọc là thổi vào đầu ống nứa không bịt sáp ong. Cấu tạo đơn giản, song để làm ra nhạc cụ dân tộc độc đáo thuộc bộ hơi này, đòi hỏi người chế tác phải có khiếu thẩm âm và thực sự khéo léo, tỉ mỉ. Thổi Tà Vẩu cũng cần giữ sức và khéo điều chỉnh làn hơi. Cách thổi Tà Vẩu không đơn giản, bởi nó đòi hỏi người sử dụng nhạc cụ phải vừa thổi ra, vừa hít vào mà tạo âm thanh. Âm thanh lạ, đặc trưng, không giống nhạc cụ truyền thống nào.

Cứ thế, trong mấy năm gần đây khi du lịch Măng Đen bắt đầu phát triển, những nhịp chiêng trống, thanh âm của Tà Vẩu không chỉ bó hẹp trong những triền đồi Mơ Nâm nữa, mà xuống thung lũng để hòa với niềm hân hoan, mang tới cho du khách những trải nghiệm mới lạ, độc đáo. Theo nhịp cồng chiêng trong những lễ hội vui, Tà Vẩu réo rắt, ngân vang tạo thành dàn hòa âm lôi cuốn. Cồng chiêng và Tà Vẩu thì được sử dụng mỗi khi trong làng có lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà mới,... Cồng chiêng với Tà Vẩu giống như nấu ăn phải nêm gia vị như mắm, muối vậy, nếu thiếu thì sẽ không còn được ngon và hấp dẫn nữa. “Cồng chiêng mà không có Tà Vẩu thì không hay đâu; nhưng trong làng, ít người biết làm, biết thổi Tà Vẩu lắm. Già A Lễ thổi hay nhất, làm Tà Vẩu tốt nhất”, A Réo, một chàng trai trẻ đang học làm và thổi Tà Vẩu khoe.

Lão nghệ nhân A Lễ đan sản phẩm thủ công. trên vách treo rất nhiều bằng khen, giấy khen.
Lão nghệ nhân A Lễ đan sản phẩm thủ công. trên vách treo rất nhiều bằng khen, giấy khen.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho hay, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể trong huyện luôn quan tâm và có nhiều giải pháp động viên các nghệ nhân và người dân trong huyện khôi phục, giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống. Những nghệ nhân như già A Lễ là hạt nhân quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc của địa phương.

Tích cực đóng góp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng, năm 2018 A Lễ là một trong 2 nghệ nhân cao niên ở làng Kon Chênh vinh dự được tỉnh Kon Tum tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Ông cũng là người có uy tín ở địa phương, được Đảng ủy, chính quyền và bà con tin cậy giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn nghệ nhân của xã tham gia các hoạt động văn hóa dân gian, kết nối du lịch do tỉnh, huyện tổ chức. Nghệ nhân A Lễ cũng thường xuyên tổ chức dạy cồng chiêng và thổi Tà Vẩu cho lớp trẻ.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, lão nghệ nhân ấy vẫn hay gọi thanh niên và người trẻ trong làng đến để chỉ cho đan lát, dạy cách đánh cồng chiêng, cách làm và cách thổi Tà Vẩu. Niềm mong ước của lão là có thể truyền đạt tất cả các nghề truyền thống lại cho người trẻ trong làng, để gìn giữ, phát huy nhằm nâng cao đời sống tinh thần, đời sống kinh tế của người làng trong những ngày sau.

Theo Tiêu Dao (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.