Chàng trai Khmer phiên dịch tiếng Campuchia 'để bệnh nhân rời Việt Nam với nụ cười'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ một sinh viên y biết tiếng Campuchia, anh Kim Oanh Thươne (26 tuổi) tình cờ bén duyên với công việc phiên dịch cho bệnh nhân nước ngoài tại các bệnh viện ở TP.HCM.

Ban đầu, anh Kim Oanh Thươne chỉ xem công việc phiên dịch là cách kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, nhưng lâu dần, công việc này đã mang đến cho anh nhiều cơ hội mới.

Với chàng trai, đây còn là cách để anh đồng hành, chia sẻ sâu hơn với bệnh nhân, vun đắp cho ước mơ tương lai của mình.

Xem bệnh nhân như người thân

Tôi gặp anh Thươne tại một quán cà phê nhỏ ở TP.HCM vào chiều cuối năm 2024, sau khi anh vừa kết thúc buổi phiên dịch cho một bệnh nhân người Campuchia sang bệnh viện ở TP.HCM tái khám.

Chàng trai người Khmer với làn da rám nắng, khuôn mặt điển trai và nụ cười dễ mến nhanh chóng gây thiện cảm ngay từ lần đầu trò chuyện. Dáng người thanh mảnh trong bộ trang phục giản dị của một sinh viên y khoa, anh Thươne toát lên vẻ điềm tĩnh và chững chạc hơn tuổi.

Ít ai biết rằng bên ngoài giảng đường, anh còn làm phiên dịch tiếng Campuchia cho các bệnh nhân ngoại quốc. "Mỗi buổi phiên dịch không chỉ là công việc, mà còn là dịp để tôi chia sẻ, học hỏi và tích lũy những trải nghiệm quý giá," anh nhẹ nhàng mở đầu câu chuyện.

Đến với công việc phiên dịch khá tình cờ, anh Thươne ban đầu chỉ nghĩ đây là cách kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống sinh viên ở TP.HCM.

“Công việc phiên dịch thật ra không quá phức tạp, đơn giản chỉ là bác sĩ nói gì, tôi sẽ dịch lại chính xác cho bệnh nhân. Đồng thời thay bệnh nhân hỏi bác sĩ những thắc mắc, diễn tả triệu chứng… Chi phí mỗi buổi phiên dịch tùy thuộc vào thời gian, yêu cầu của khách hàng, mức độ phức tạp của ca bệnh...”, anh Thươne cho biết.

Công việc phiên dịch mang đến cho anh Thươne nguồn thu nhập và mở ra nhiều cơ hội, trải nghiệm quý giá
Công việc phiên dịch mang đến cho anh Thươne nguồn thu nhập và mở ra nhiều cơ hội, trải nghiệm quý giá

Hơn 2 năm làm phiên dịch, anh Thươne được nhiều bệnh nhân người Campuchia quý mến vì sự tận tình, chu đáo. Trong vai trò người thông dịch ngôn ngữ, anh luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc và chủ động trò chuyện, kết nối thêm với bệnh nhân.

Chàng trai trẻ tâm tình, muốn hiểu bệnh nhân và có một buổi thông dịch thuận lợi, người dịch nên xem bệnh nhân như người thân của mình. Bản thân anh luôn chủ động làm quen, trò chuyện với bệnh nhân trước đó để nắm được các thông tin cơ bản như tuổi tác, tính cách, tình trạng bệnh…

"Khi cả hai có sự kết nối trước, bệnh nhân sẽ cởi mở, thoải mái hơn khi đến thăm khám, điều trị. Người mang bệnh thông thường sẽ có những khó khăn về mặt tâm lý nên tôi cũng rất đồng cảm, chia sẻ" anh nói.

Không dừng lại ở đó, anh Thươne cho biết, sau khi bệnh nhân kết thúc quá trình điều trị, anh vẫn giữ liên lạc và thường xuyên hỏi thăm.

Anh bộc bạch: “Nhiều bệnh nhân sang thăm khám nhiều lần đều nhờ tôi hỗ trợ phiên dịch. Không chỉ vì tôi biết tiếng Campuchia mà vì họ thấy tin tưởng, an tâm. Có lần tôi sang Campuchia du lịch, được các bệnh nhận đón tiếp, dẫn đi chơi mà không hề tốn chi phí nào cả…”.

Anh Det Pitou, một bệnh nhân người Campuchia sang Việt Nam thăm khám cảm nhận: “Tôi rất vui khi qua Việt Nam khám bệnh và gặp được người phiên dịch rất nhiệt tình, vui vẻ. Ở Việt Nam, dịch vụ và chuyên môn y tế rất tốt nên tôi cảm thấy rất yên tâm, hài lòng. Tôi thấy mình may mắn khi gặp được em Thươne, người đã giúp đỡ và thông dịch cho tôi mọi thứ. Người Việt Nam rất vui vẻ, hiếu khách, trong tương lai, tôi nhất định sẽ quay lại đất nước xinh đẹp này nhiều lần”.

Nghề phiên dịch - Cánh cửa cho nhiều cơ hội mới

Anh Thươne nhận khách không qua “cò”, các bệnh nhân biết đến anh chủ yếu qua sự giới thiệu của bạn bè và các bệnh nhân cũ. Với vốn tiếng sẵn có, anh trau dồi, học hỏi thêm các từ ngữ y khoa mỗi ngày để thông dịch cho bệnh nhân tốt nhất có thể.

“Định hướng tương lai của tôi là trở thành một bác sĩ chứ không phải là một người phiên dịch tiếng Campuchia. Nhưng tôi luôn biết ơn và trân trọng khi được làm công việc này. Thu nhập từ mỗi buổi phiên giúp tôi trang trải cuộc sống và mang đến cho tôi những cơ hội học hỏi về lâu về dài”, anh nói.

Anh Thươne chụp chung với anh Det Pitou, một bệnh nhân người Campuchia sang Việt Nam thăm khám
Anh Thươne chụp chung với anh Det Pitou, một bệnh nhân người Campuchia sang Việt Nam thăm khám

Chia sẻ với tôi về ước mơ tương lai của mình, Kim Oanh Thươne nói rằng anh muốn trở thành một người bác sĩ giỏi, hết mình với bệnh nhân và công việc.

Xem tiếng Campuchia như một lợi thế của bản thân, anh nhận định: "Một bác sĩ vừa biết tiếng Campuchia, vừa biết tiếng Việt chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi khám chữa trị cho một bệnh nhân ngoại. Hiện nay, nhu cầu phiên dịch tiếng Campuchia cho bệnh nhân ở các bệnh viện quốc tế cũng rất nhiều. Y học Việt Nam lại ngày càng phát triển, các bệnh viện Việt Nam bắt đầu mở chi nhánh bên Campuchia nên tôi nghĩ những ai biết tiếng chắc chắn sẽ còn có nhiều cơ hội việc làm hơn nữa”.

Không chỉ dừng lại ở những buổi khám bệnh, anh Thươne còn sẵn sàng chở bệnh nhân đi mua sắm, tham quan TP.HCM nếu thời gian cho phép. Ngoài việc phiên dịch, anh còn là người hướng dẫn viên “bất đắc dĩ”, giúp họ thêm yêu mến và hiểu hơn về con người, đất nước Việt Nam.

Trò chuyện với anh Thươne, tôi cảm nhận được lòng yêu nghề và sự tận tụy với bệnh nhân của một bác sĩ mẫu mực tương lai. Một công việc “không tên, không tuổi” nhưng lại giúp anh làm quen với môi trường bệnh viện, tiếp xúc với nhiều ca bệnh thực tế, nâng cao trải nghiệm bên ngoài sách vở.

Tuy chỉ là công việc bán thời gian nhưng chàng trai ấy vẫn luôn làm bằng tất cả sự tận tâm, nhiệt huyết. Bởi anh nghĩ, nếu làm cẩu thả, bệnh nhân ngoại không chỉ có cái nhìn xấu về y học mà còn về đất nước, con người Việt Nam.

"Khi bệnh nhân rời Việt Nam với nụ cười và cái bắt tay thân tình, tôi biết mình đã làm được điều gì đó ý nghĩa. Qua mỗi câu chuyện, tôi mong rằng hình ảnh đất nước và con người Việt Nam sẽ ngày càng đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế", Thươne tâm sự đầy tự hào.

Theo Thái Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.