Người gieo ánh sáng yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Tự tin bước ra ánh sáng

Gặp Trường, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi năng lượng tích cực đến từ chàng trai quê Hưng Yên này. Không những thế, trước những thành tích nổi bật trên bàn cờ vua, Trường vẫn khiêm tốn, cho rằng bản thân chưa đóng góp gì đáng kể cho cộng đồng.

nguoi-gieo-anh-sang-yeu-thuongdd.jpg
Lã Minh Trường (thứ ba từ trái, hàng sau cùng) trong chương trình Gắn kết yêu thương tại Bệnh viện E. Ảnh: NVCC

Trường đang chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp ngành Công tác xã hội tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với điểm GPA3,9/4.0, loại Xuất sắc. Tuy nhiên, hành trình theo đuổi con chữ của Trường hồi nhỏ khá gian nan, vất vả. “Lúc em chuẩn bị vào lớp 1, bác sĩ khuyên gia đình cho học tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (trường chuyên biệt cho trẻ khiếm thị - PV), em không chịu. Mãi đến khi học xong lớp 5, gia đình buộc em phải học để hòa nhập. Thời gian đầu, em tự ti, ít giao tiếp, khiến gia đình và thầy cô rất lo lắng”, Trường bộc bạch.

Đến năm học lớp 8, Trường được học chơi cờ vua, dần tự tin hơn và nỗ lực tập luyện, thi đấu để được chọn vào đội tuyển cờ vua của trường. Sau đó, bằng sự kiên trì và nỗ lực không ngừng, Trường trở thành vận động viên đội tuyển cờ vua người khuyết tật TP Hà Nội. “Năm 2017, em giành huy chương vàng đầu tiên tại Giải vô địch Cờ vua trẻ toàn quốc”, Trường nhớ lại.

Tiếp tục tỏa sáng trên đấu trường cờ vua, đến nay Trường đã giành 8 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 5 huy chương đồng tại các giải thể thao Người khuyết tật toàn quốc. Trường còn giành 1 huy chương đồng bộ môn khiêu vũ dành cho người khiếm thị. Đến năm 2018, Trường được chọn tham gia cuộc thi Thách thức tin học toàn cầu dành cho thanh thiếu niên khuyết tật tại Ấn Độ và ở Hàn Quốc vào năm 2019. Kết quả, Trường giành 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng về cho đoàn Việt Nam.

“Sau cuộc thi ở Hàn Quốc, em nán lại vài ngày, tiếp xúc với các bạn khuyết tật quốc tế và thấy ngưỡng mộ khi các bạn làm được những điều ý nghĩa. Vì vậy, em quyết định học ngành công tác xã hội dù khi đó em đang học ôn khối tự nhiên. Sau đó, em đã trúng tuyển vào Khoa Công tác xã hội của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, Trường cho biết.

Cô Lê Thị Thu Hằng, mẹ Trường, chia sẻ: Ngay từ khi học phổ thông, Trường phải học xa nhà và tự lập mọi thứ. Hồi nhỏ có giai đoạn cháu rất trầm, gia đình rất lo, tưởng cháu bị tự kỷ. Dần dần, Trường phấn đấu và tìm thấy lý tưởng của cuộc đời.

Gieo yêu thương

Vào đại học cũng là lúc Trường bắt đầu hành trình tình nguyện vì cộng đồng của mình. Trường được bầu làm Phó bí thư Liên Chi đoàn của Khoa Công tác xã hội. Mọi hoạt động tình nguyện của khoa, của trường đều có sự góp sức của chàng trai khiếm thị có tinh thần cống hiến này.

Với vai trò của mình, Trường xây dựng và tổ chức kết hợp giữa Liên Chi đoàn khoa Công tác xã hội và Chi đoàn Nhà xuất bản Kim Đồng, quyên góp gần 1.000 đầu sách và tổ chức hoạt động, trao tặng các điểm trường còn khó khăn tại huyện Mường Tè (Lai Châu), TP Phủ Lý (Hà Nam); tủ sách các bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Châm cứu Trung ương và một số trung tâm bảo trợ trẻ em. Dự án Tủ sách Hy vọng đã mang tri thức, lan tỏa văn hóa đọc đến trẻ em, các nhóm đối tượng yếu thế...

nguoi-gieo-anh-sang-yeu-thuong2.jpg
Lã Minh Trường (bìa phải) nhận giải bạc và đồng tại cuộc thi Thách thức tin học toàn cầu ở Hàn Quốc năm 2019

Trường cũng khởi xướng và kết nối lực lượng đoàn viên, sinh viên Khoa Công tác xã hội với Phòng Công tác xã hội các bệnh viện E, Châm cứu Trung ương, Nhiệt đới Trung ương, Nhi Trung ương…, tạo ra nhiều chương trình ý nghĩa như Trung thu cho em, Gắn kết yêu thương, Lớp học Hy vọng, Nấu ăn cho em…

Trường cũng tham gia các chiến dịch Thanh niên tình nguyện Mùa hè xanh của Thành đoàn TP Hà Nội, hỗ trợ các đợt tiếp sức mùa thi và hoạt động chăm lo cho đời sống cộng đồng trên địa bàn TP Hà Nội; chiến dịch Fix my food Việt Nam của UNICEF Việt Nam kết hợp, góp phần xây dựng môi trường thực phẩm sạch và nâng cao ý thức cộng đồng trong vệ sinh an toàn thực phẩm; dự án The EYES Project - kết nối người khiếm thị với cộng đồng; dự án Hy Vọng - lên tiếng chống lại bạo lực trên cơ sở giới…

Từ năm 2023, với vài trò Chủ nhiệm CLB Sinh viên khuyết tật Hà Nội, Trường đã khởi xướng chương trình lì xì gây quỹ và kêu gọi nguồn lực từ thiện từ cộng đồng. Chương trình đã gây quỹ được hơn 20 triệu đồng, được chuyển thành 20 suất quà và trao tặng trực tiếp hội viên Hội Người mù TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

“Trong năm 2025, em dự định tiếp tục mở lớp học tình nguyện dạy cờ vua cho trẻ em khiếm thị và mở rộng hoạt động tình nguyện trong cộng đồng người yếu thế, hiện em đang tham gia dự án tâm lý Mầm hạnh phúc chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, Trường chia sẻ dự tính.

Trường còn là diễn giả truyền cảm hứng trong các chương trình do Thành đoàn Hà Nội và Liên hợp quốc tổ chức như: Khát vọng cống hiến, Lẽ sống Thanh niên, Xây dựng hình mẫu Thanh niên thời đại mới, Thúc đẩy giáo dục hòa nhập và năng lực lãnh đạo...

Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Thanh Bình, cho biết: Tuy thiệt thòi khi bị khiếm thị nhưng Trường rất nỗ lực học tập và biết cách vượt qua khó khăn để phát triển bản thân. Trường là tấm gương sáng để các sinh viên khác noi theo.

Lã Minh Trường là một trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô 2022 do Thành đoàn Hà Nội bình chọn; được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng Tỏa sáng Nghị lực Việt 2022.

Theo TÔ VŨ NGỌC ÁNH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null