Cả làng canh bảo vật vua ban và bí ẩn giếng nước đổi màu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

140 năm qua, người dân xã Phú Gia (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) luôn thay nhau canh giữ báu vật được vua Hàm Nghi ban tặng. 

Nơi đây có đền thiêng Trầm Lâm nổi tiếng khắp vùng gắn với giai thoại báo mộng "cứu" vua Hàm Nghi cùng giếng nước không đáy.

Làng thay nhau canh bảo vật

Những năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi lúc đó 14 tuổi cùng đoàn đi ra vùng núi phía Bắc lánh nạn. Đoàn đi bằng nhiều con đường độc đạo đến xã Phú Gia (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) lập căn cứ địa Sơn Phòng, ban Chiếu Cần Vương lần 2 chống Pháp.

Tương truyền, một đêm trong giấc ngủ, nhà vua được Thánh Mẫu báo mộng quân giặc sắp tới, nếu vua ở lại thì sát dân. Tỉnh mộng, nhà vua đã triệu họp quân thần làm lễ xuống đền tạ ơn thần và dâng nhiều báu vật để nhân dân thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó gồm 2 con voi vàng, 1 con voi đồng, 1 con nghê, 2 thanh bảo kiếm cùng 8 bộ áo mũ triều thần, hơn 40 sắc phong tại đền Trầm Lâm và đền Công Đồng.

Sau đó, theo lời báo mộng, vua cùng quân thần rút lui vào vùng rừng núi ở Quảng Bình.

Voi vàng, nghê đồng... những bảo vật vua Hàm Nghi đang được người dân xã Phú Gia bảo vệ.
Voi vàng, nghê đồng... những bảo vật vua Hàm Nghi đang được người dân xã Phú Gia bảo vệ.

140 năm qua, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng người dân làng Phú Gia vẫn truyền tay nhau giữ gìn các báu vật linh thiêng mà vua Hàm Nghi ban tặng.

Theo lời của những cao niên của xã Phú Gia, những báu vật này đã được gìn giữ trong làng suốt 140 năm. Điều đặc biệt là người dân bảo tồn vật báu bằng cách: Thay nhau canh giữ. Mỗi năm, cứ đến mùng 7 Tết Âm lịch, người dân và các cụ cao niên trong xã sẽ tập trung tổ chức kiểm tra báu vật nhà vua ban tặng. Người được canh giữ báu vật gọi là cố đạo chủ.

Theo lệ làng thì sau 2 năm canh giữ báu vật sẽ tuyển cố đạo chủ mới để thay thế. Các hiện vật nhà vua tặng sẽ được tổ chức rước đến nhà cố đạo chủ mới, người này phải bảo quản, canh giữ không được làm thất lạc.

Người dân xã Phú Gia rước bảo vật vua Hàm Nghi.
Người dân xã Phú Gia rước bảo vật vua Hàm Nghi.

Đây là năm thứ hai ông Phan Hùng Vỹ làm cố đạo chủ, đảm nhận nhiệm vụ trông coi bảo vật vua Hàm Nghi. “Theo thông lệ cứ hai năm một lần, dân làng sẽ bầu ra một người có uy tín, gọi là cố đạo chủ. Đến nay, tôi đã có hai năm giữ bảo vật. Vì những người được chọn phải xin quẻ, thần linh cho phép mới được canh giữ nên tôi rất hạnh phúc khi được bề trên tin tưởng lựa chọn”, ông Vỹ nói.

Cố đạo chủ chia sẻ, việc tuyển cố đạo chủ mới rất khắt khe, yêu cầu phải là người liêm khiết, cẩn trọng, chất phác, gia đình văn hóa, vợ còn sống… Không những được dân làng bầu chọn mà những cố đạo chủ này cần phải được sự “đồng ý” của các vị thần linh.

Trải qua hơn một thế kỷ, đến nay, xã Phú Gia có hơn 50 vị cao niên vinh dự được trao trọng trách này.

Bí ẩn giếng đổi màu

Ngôi đền Trầm Lâm được tương truyền từng "cứu" vua Hàm Nghi trong thời chống Pháp nằm trọn giữa rừng cây cổ thụ. Đền cổ kính gắn liền với câu chuyện huyền bí, lạ kỳ.

Đền Trầm Lâm vẫn được người dân khắp nơi gọi bởi tên dân gian là miếu Trăm Năm. Đền Trầm Lâm thờ Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm, là vị thần từng được các triều Lê - Nguyễn phong là “Thượng thượng đẳng tối linh thần”.

Ông Trịnh Văn Lợi (sinh năm 1967, trú ở thôn Phú Hồ, xã Phú Gia) người trông coi đền Trầm Lâm cho biết, đền không chỉ linh liêng mà nơi đây có giếng nước hình bán nguyệt, án ngữ trước cửa đền đổi màu theo mùa. Mùa hè nước chuyển màu xanh ngọc, mùa xuân và mùa thu nước có màu vàng, đến tháng Chạp nước chuyển thành màu trắng đục như nước gạo.

Ngôi đền Trầm Lâm và giếng nước đổi màu trước cửa đền.
Ngôi đền Trầm Lâm và giếng nước đổi màu trước cửa đền.

Điều đặc biệt, giếng quanh năm giữ nguyên một mực nước, không cạn cũng không dâng dù cho hạn hán hay lũ lụt. Sự kỳ bí của chiếc giếng khiến cho bà con dân làng tin vào những điều linh thiêng tại ngôi đền này.

“Đền rất thiêng và giếng đổi màu theo mùa. Đặc biệt ngôi đền được truyền tai về câu chuyện ngôi đền Trầm Lâm báo mộng cho vua Hàm Nghi trong thời chống Pháp. Cho đến nay những bảo vật vua ban đang được người dân chúng tôi bảo vệ, thay nhau canh giữ”, ông Lợi nói.

Ông Trịnh Văn Lợi người trông coi đền Trầm Lâm.
Ông Trịnh Văn Lợi người trông coi đền Trầm Lâm.

Ông Lợi chia sẻ, ngay từ thuở nhỏ, ông đã tận mắt thấy nhiều điều kỳ lạ ở “giếng thần” tại đền Trầm Lâm. Đó là chứng kiến nước đổi màu theo mùa, giếng nước không cạn, đặc biệt nhiều người dân tin vào sự linh thiêng của đền nên mang nước này về uống nhằm cầu xin sự bình an.

“Từ xa xưa đến nay không ai dám dùng nước giếng để rửa tay hay làm bất cứ một việc gì khác. Bởi trước từng có người rửa tay ở giếng, về ốm đau, phải trở lại đền xin lễ lại. Vì lẽ đó nên người dân chúng tôi thay gìn giữ, tôn thờ giếng nước này như giếng thần bảo vệ dân làng”, ông Lợi nói.

Lãnh đạo UBND xã Phú Gia, huyện Hương Khê cho biết, trong 140 năm qua, những bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng luôn được người dân địa phương thay nhau giữ gìn, trông coi cẩn thận. Việc chọn cố đạo chủ đã có từ thời xa xưa và được lưu truyền đến nay. Còn giếng nước trong đền Trầm Lâm, trước đây có nhiều nhà tiên tri trên cả nước đã về tìm hiểu và cho biết giếng nước nằm trong dòng long mạch của nước Việt Nam. Để giữ gìn, nhiều năm qua, giếng đã được xây thành, cắt cử người trông coi, bảo vệ. Hằng năm, vào các ngày lễ, tết, hàng trăm du khách thập phương đến để dâng hương, chiêm bái ngôi đền cùng giếng thiêng.

Theo Hoài Nam (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.