Đến với 'kho vàng' trên mù mây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn một ngày chui luồn trong thâm u và dưới những mảnh ánh sáng yếu ớt rót xuống qua kẽ lá, dưới chân, chung quanh mình là đàn ruồi vàng vo ve, sên vắt ngo ngoe.

Vật vã trèo đèo, leo dốc, rã rời mới được tựa lưng vào gốc xù xì nhưng ngào ngạt hương và chiêm ngưỡng cả một cánh rừng sa mu cổ thụ hàng nghìn năm tuổi.

untitled.jpg
Cây sa mu dầu trong Vườn Quốc gia Pù Mát được công nhận là Cây di sản. (Ảnh do Vườn Quốc gia Pù Mát cung cấp)

Chiêm ngưỡng “Cây di sản Việt Nam

Ngày xuân rỗi rãi lại nhớ đến “kho vàng trên mù mây”, đó là kho báu vô giá nằm ở miền tây Nghệ An. Nhớ lần được theo chân các anh cán bộ Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) ngồi xe ô-tô bán tải thẳng tiến trên độc đạo hướng tây nam ngược thượng nguồn khe Choăng qua bản Diềm của người Thái, khe Bu, khe Nà của người Đan Lai và qua Đồn Biên phòng Châu Khê thuộc địa bàn xã Châu Khê, huyện Con Cuông, từ đây “theo dấu chân nai”, chúng tôi lội bộ vào vùng lõi đại ngàn Vườn Quốc gia Pù Mát sát biên giới Việt - Lào. Hơn một ngày chui luồn trong thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa đông rót xuống qua kẽ lá và vật vã treo đèo, leo dốc mới được tựa lưng vào gốc xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu dầu cổ thụ hơn nghìn năm tuổi. Cây sa mu dầu có chiều cao khoảng 70 m, đường kính thân cây hơn 5,5 m. Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát ngày đó cho biết: Cây sa mu dầu này nằm ở tọa độ 0453300 - 2100600, có tên khoa học là Cunninghamia konishii hayata, thuộc họ Hoàng đàn Taxodiaceae, theo người dân địa phương, tiếng Thái Con Cuông gọi cây sa mu dầu là cây mậy pẹc. Cây sa mu chủ yếu phân bố trong những cánh rừng nguyên sinh chạy dọc biên giới Việt - Lào, khu vực hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim, với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, và là nơi có độ dốc từ 12 độ đến 40 độ. Riêng cây sa mu dầu đã hơn nghìn năm tuổi, hiện vẫn phát triển bình thường, có tán lá thưa, hình nón hẹp, thân thẳng, không có bạnh.

Lại nhớ lần theo cán bộ kiểm lâm và cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương luồn sâu trong tít tắp rừng già xã Tam Hợp, sát với biên giới Việt - Lào. Cả khu rừng nằm ở dải bắc Trường Sơn nằm gần kề với vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, độ cao hơn một nghìn mét so với mực nước biển. Nơi đây có khí hậu á ôn đới quanh năm mát lạnh, mây mù thường bao phủ nên tạo ra hệ sinh thái hết sức đa dạng, trong đó có loài cây sa mu, pơ mu. Tại đây chúng tôi thấy rừng sa mu cổ thụ bạt ngàn, những cây có đường kính 4-5 người ôm không xuể, một số thân cây to lớn đổ xuống, mục ruỗng. Theo cán bộ kiểm lâm, trước đây, đồng bào dân tộc H’Mông ở đây thường vào rừng lấy về làm ván thưng và lợp mái nhà. Có lẽ đã lâu không ai đặt chân đến cánh rừng này vì bà con đã được tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và được lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt.

Được biết, tại Nghệ An, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở miền núi phía tây có tổng diện tích 1.303.285 ha đã được công nhận vào tháng 9/2007. Đây là hành lang xanh kết nối ba vùng lõi gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát nằm ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nằm ở huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nằm ở huyện Quế Phong. Trong đó, Vườn Quốc gia Pù Mát là trung tâm, với sự đa dạng sinh học rất cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng, bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Trong khu vực, có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận, trong đó có cây sa mu. Cũng chính vì vậy mà dọc tuyến biên giới Việt - Lào, từ huyện Quế Phong kéo sang các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, rất nhiều cánh rừng sa mu đã được xác định và kiểm đếm. Đặc biệt, kể từ năm 1998, khi một nhóm chuyên gia điều tra đa dạng sinh học phát hiện cây sa mu cổ thụ có đường kính 5,4 m, cao khoảng 40 - 50 m ở Vườn Quốc gia Pù Mát, đến nay đã có hàng chục cây sa mu cổ thụ ở Nghệ An được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản.

Ươm giống sa mu thành công tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Ảnh: NGUYỄN DUY
Ươm giống sa mu thành công tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Ảnh: NGUYỄN DUY

Những thủ lĩnh hồi sinh những cánh rừng sa mu dầu

Dẫu vậy, thực trạng hiện nay việc quản lý, bảo vệ rừng nói chung và những rừng sa mu, pơ mu quý hiếm nói riêng vẫn là điều đặt ra đối với cơ quan chức năng và là những điều luôn canh cánh đối với lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Trạm trưởng Kiểm lâm địa bàn xã Tam Thái, thuộc Hạt Kiểm lâm Tương Dương Trần Văn Sỹ chia sẻ: “Áp lực trước những đối tượng xấu đang ngày đêm nhòm ngó đến những cây gỗ quý trong rừng. Nhưng nhờ có sự phối hợp, hỗ trợ giữa các chủ rừng, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng biên phòng nên những cánh rừng sa mu vẫn được giữ vững”.

Tại huyện Kỳ Sơn, sau năm 1990, gỗ sa mu dầu trở nên hiếm hoi do bị khai thác quá mức. Ông Vừ Pà Rê, nguyên là cán bộ lãnh đạo xã Tây Sơn, rất tiếc nuối trước những cánh rừng sa mu dầu và pơ mu nơi quê hương mình đang dần bị triệt hạ. Năm 1996, ông đã cùng các con đi vào rừng tìm giống cây con đem về trồng trên những quả đồi trọc gần bản. Một gia đình ba thế hệ thay phiên nhau trồng mới và bảo tồn rừng pơ mu rộng lớn với hàng vạn cây quanh năm xanh tốt. Đến nay, gia đình ông đã có hơn 30 ha rừng được phủ xanh bởi cây pơ mu và sa mu dầu với đường kính từ 30 - 50 cm. Hộ dân này đã biến vùng đất trống, đồi trọc ngày nào thành cánh rừng pơ mu, sa mu bạt ngàn không chỉ mang giá trị lớn về mặt thương phẩm mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái cho vùng núi cao này. Theo thống kê, đến nay trên địa bàn xã Tây Sơn đã có gần 100 ha, trong đó rừng pơ mu gần 90 ha, sa mu hơn 10 ha tập trung ở các bản Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2 và Huồi Giảng 3.

Điển hình khác ở xã Huồi Tụ, hơn 20 năm trước, xót xa khi nhìn thấy sự tàn phá nặng nề của những cánh rừng chỉ còn đất trống đồi trọc, ông Vừ Chả Chống đã sang tận xã Tây Sơn cách đó gần 50 km tìm giống cây pơ mu, sa mu về trồng. Sau hơn 20 năm trồng và chăm sóc, giờ ông Vừ Vả Chống đã sở hữu khu rừng rộng hơn 7 ha với hàng nghìn cây pơ mu và sa mu cao lớn quý hiếm. Nay cánh rừng pơ mu, sa mu nay đã được ông Vừ Vả Chống mở rộng với tổng cộng gần 20 ha. Tại huyện Quế Phong, được sự tuyên truyền và hướng dẫn của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, người dân ở một số vùng sâu sau khi biết cây sa mu dầu là loài thực vật quý, hiếm cũng đã tìm kiếm giống cây con về trồng và cây đang sinh trưởng tốt.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt rộng 86 nghìn ha cũng đang nhân giống sa mu để trồng. Hiện có thể khẳng định việc ươm giống cây sa mu của đơn vị này đã thành công, mở ra một hướng khả quan cho việc bảo tồn nguồn gien giống cây quý. Thời gian tới, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt sẽ kết hợp với người dân, hướng dẫn, hỗ trợ họ trồng thí điểm ở một số vùng. Nhưng để bảo vệ và phát triển “kho vàng trên mù mây” này vẫn là thách thức lớn!

Theo các nhà nghiên cứu, cây sa mu dầu là nguồn gien quý đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, xếp vào nhóm nguy cấp, quý, hiếm. Gỗ của sa mu dầu tương đối nhẹ nhưng rất bền, không bị mối mọt, có hoa vân, mầu sắc đẹp và đặc biệt có mùi thơm rất đặc trưng. Dựa trên những mẫu gỗ thu thập được đã chứng minh sa mu dầu cũng chính là ngọc am. Hiện cây sa mu dầu đang được Vườn Quốc gia Pù Mát bảo vệ rất nghiêm ngặt. Cây sa mu dầu ở Vườn Quốc gia Pù Mát cũng đã được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.

Theo Minh Thư (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.