Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Mệnh lệnh thiêng liêng

Nhà ông Nguyễn Văn Bình (SN 1954) ở cạnh Đền Mẫu, khu Lò Rèn, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, cách biên giới Việt- Trung chưa đầy 1 km. Rạng sáng 17/2/1979, khi người dân đang ngon giấc thì bất chợt đạn pháo từ bên kia biên giới dội ầm ầm xuống thị trấn, khói mù mịt khiến các gia đình náo loạn. Vốn là lính trinh sát đóng quân tại tỉnh Cao Bằng đang lúc về nhà nghỉ phép, ông Bình nhanh chóng hô hoán gia đình và làng xóm chạy lên hang Đồng Đăng để tránh đạn. Khi đó vì hoảng hốt nên mọi người đều không kịp mang theo thứ gì. Lên đến hang thì gặp Đại đội Cảnh sát cơ động thuộc Ty Công an tỉnh Lạng Sơn cũng đang đưa từng tốp người dân địa phương di chuyển lên để tránh đạn pháo của địch. Sau khi xem giấy tờ quân nhân và biết là ông Bình là người địa phương nên được Đại đội chấp nhận bổ sung vào lực lượng chiến đấu và bảo vệ dân.

Đại đội Cảnh sát cơ động Công an Lạng Sơn thời kỳ chiến sự biên giới 1979. Ảnh: tư liệu
Đại đội Cảnh sát cơ động Công an Lạng Sơn thời kỳ chiến sự biên giới 1979. Ảnh: tư liệu

Hang đá Đền Mẫu Đồng Đăng nằm lưng chừng núi khá rộng lại có nhiều lùm cây che khuất. Trong hang có khoảng 400 đồng bào đang co cụm ở phía góc trong. Anh em bộ đội, công an, dân quân tự vệ địa phương có khoảng 120 người họp bàn tác chiến, chia từng tổ, đội để canh gác và ngăn chặn địch tràn lên chiếm hang. Sáng 17/2 pháo cối của quân Trung Quốc bắn vào hang dữ dội khiến nhiều chiến sỹ hy sinh và bị thương. Khi ấy, có đồng đội hy sinh ở cửa hang lập tức có người khác cầm súng thay thế. Chiến sỹ Phùng Văn Hiền, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động bị những mảnh pháo găm đầy cơ thể suốt từ chân lên đến đỉnh đầu nhưng vẫn không rời vị trí kháng địch…

“Trong chiến tranh, giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc và trước sinh mệnh của hàng trăm đồng bào, tôi cùng đồng đội bỗng có sức mạnh phi thường để đưa thương binh, người dân về phía sau an toàn…”.

Anh hùng LLVTND Triệu Quang Điện

“Liên tục trong ngày 17 và 18/2/1979, anh em phối hợp chia sẻ đạn dược cho nhau và luồn lách ở những vị trí để bắn tỉa. Mọi người bảo nhau cần phải tiết kiệm đạn, bắn đâu trúng đấy đề phòng cuộc chiến kéo dài. Khi đấy, anh em chủ yếu có súng AK, CKC, súng ngắn… Ban ngày, tôi cùng các chiến sĩ thay nhau canh gác cửa hang để đảm bảo quân Trung Quốc không xâm phạm tới tính mạng người dân. Nói là canh gác nhưng người phải nằm, phải bò từng gang để cảnh giới quân địch. Do số lượng người trong hang đông trên 600 người nên lương thực, nước uống cạn kiệt, cái đói, cái khát bủa vây làm nhiều người lả đi… Thế là anh em bàn nhau cử từng toán xuống khu vực thị trấn tìm thức ăn. Cũng may, điểm yếu của quân Trung Quốc là ban ngày hùng hổ nhưng đêm xuống thì co cụm vào nhau ở mỏm đồi cao thi thoảng bắn vài viên chỉ thiên dọa nạt. Chúng tôi theo sườn hang xuống nhà dân lấy được cái gì cũng tốt như củ lạc sống, su hào, cơm nguội…gom tất cả mang về hang cho anh em và người dân cầm cự…”, ông Bình chia sẻ.

Đường máu cứu dân

Đền Mẫu Đồng Đăng trở thành điểm di tích lịch sử tâm linh nổi tiếng ở xứ Lạng. Ảnh: DC
Đền Mẫu Đồng Đăng trở thành điểm di tích lịch sử tâm linh nổi tiếng ở xứ Lạng. Ảnh: DC

Thời gian cố thủ tại hang Đền Mẫu thật gian nan, không ánh sáng, thiếu thức ăn, nước uống, nhất là người già, trẻ em lay lắt và sức lực anh em chiến sỹ suy kiệt nên lực lượng công an, bộ đội bàn tính phương án đưa đồng bào thoát ra ngoài càng sớm, càng tốt. Vào khoảng 22 giờ đêm 18/2 đã đưa được khoảng 20 người, phần lớn là người cao tuổi rời hang. Đến 20 giờ đêm 19/2 thì mọi người được lệnh rút lui toàn bộ.

Binh nhì Triệu Quang Điện (SN 1959, dân tộc Nùng), khi đó là chiến sỹ Đại đội Cảnh sát cơ động là người địa phương thông thạo địa hình lại dũng cảm hoạt bát nên được giao tiên phong cùng ông Nguyễn Văn Bình dẫn đường. Lúc này, quân địch đã chiếm được thị trấn Đồng Đăng và một số địa bàn xung quanh, rất dễ va chạm với địch nên mọi người lặng lẽ theo hàng lối trật tự rời khỏi hang, men theo dòng suối để ra quốc lộ 4B tới huyện Văn Quan theo tinh thần xử lý tình huống “Nếu trên đường đi bị địch đánh thì phải chia nhỏ từng tốp để mở đường máu đưa bằng được dân ra khỏi vòng vây”.

Đại tá Triệu Quang Điện (bìa trái) cùng đồng đội ôn lại sự kiện bảo vệ dân ở hang Đền Mẫu Đồng Đăng. Ảnh: Duy Chiến
Đại tá Triệu Quang Điện (bìa trái) cùng đồng đội ôn lại sự kiện bảo vệ dân ở hang Đền Mẫu Đồng Đăng. Ảnh: Duy Chiến

Trò chuyện với phóng viên, ông Triệu Quang Điện, Đại tá, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn nhớ lại và kể: Ngày đó, quân địch rất đông, hỏa lực mạnh, án ngữ nhiều nơi và đoàn người không tránh khỏi bị phục kích. Những chiến sỹ khỏe lấy hết sức để cõng những người bị thương ra khỏi vòng vây, một số đồng đội hy sinh ngay trước mặt. Nén lại nỗi đau, ông Bình, ông Điện cùng các chiến sĩ tiếp tục chiến đấu để đưa người dân về vùng an toàn. Đến sáng ngày 21/2, đoàn người mới đến được huyện Văn Quan…

Trong hành trình đưa dân từ hang Đền Mẫu về hậu cứ đã có 13 chiến sĩ Cảnh sát cơ động hy sinh cùng hàng chục người bị thương…

Viết tiếp chiến công

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc kết thúc, Triệu Quang Điện được đề nghị thăng quân hàm vượt cấp từ Binh nhì lên Trung sỹ, giữ chức vụ Tiểu đội trưởng. Đến năm 1980, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi vừa tròn 21 tuổi và đồng đội, nhân dân xứ Lạng trìu mến gọi bằng danh xưng “Anh hùng tuổi 20”.

Cuối năm 1988, Triệu Quang Điện công tác tại Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn. Đây cũng là thời điểm mà tất cả hàng hoá tập trung về tuyến biên giới, nạn cướp bóc hoành hành, Điện tiên phong đi đầu trong cuộc chiến xóa những băng cướp vùng biên có trang bị súng, lựu đạn. Suốt từ năm 1988 đến năm 1995, khi làm Đội trưởng Đội Trọng án rồi Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự thì tên tuổi Triệu Quang Điện là khắc tinh của nhiều đối tượng hình sự khét tiếng. Đến 2002, Đại tá Điện được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn rồi Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm và nghỉ hưu năm 2017.

Còn ông Nguyễn Văn Bình, sau chiến sự 1979 trở lại quê hương xây dựng cuộc sống mới. Gia đình có tiệm ăn nhỏ cạnh Đền Mẫu Đồng Đăng. Mỗi dịp xuân về, ngoài du khách muôn phương thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương thì có những cựu chiến binh, người ham tìm hiểu lịch sử tìm đến nghe ông kể chuyện chiến đấu, nhất là những tháng ngày bảo vệ 400 thường dân ở hang đá linh thiêng nơi biên cương xứ Lạng.

(còn nữa)

Đồng Đăng, rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025

Theo Nguyễn Duy Chiến (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, anh Nguyễn Thành Nhân (tổ 9, thị trấn Kbang) được hỗ trợ vay 100 triệu đồng phục vụ sản xuất. Ảnh: H.T

Quan tâm hỗ trợ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng - Kỳ 2: Tạo điều kiện vay vốn sản xuất

(GLO)- Thực hiện chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, thời gian qua, lực lượng Công an cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tại Gia Lai đã tích cực rà soát, tạo điều kiện hỗ trợ họ được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống.

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng bừng sáng đại ngàn

Khát vọng khởi nghiệp và cao hơn là đổi thay đời sống dân bản vùng biên còn nghèo khó, Ríah Dung (32 tuổi, Bí thư Đoàn xã GaRy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) trở thành người tiên phong ở vùng biên phía tây xứ Quảng.

Thiếu tá Lê Đăng Huy (bìa phải)-Bếp trưởng Tổ phục vụ tàu Trường Sa 21 và Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn chuẩn bị bữa cơm tối. Ảnh: Q.T

Những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21

(GLO)- Nấu ăn là công việc không hề đơn giản với nhiều người, nhất là trong điều kiện chông chênh giữa bốn bề sóng vỗ. Thế nhưng, những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21 vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, đều đặn cung cấp cho đoàn công tác những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt hải trình dài.

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Chàng trai trẻ với dự án 'Cho em'

Lớn lên trong tình thương của bà nội, thấu hiểu nỗi cơ cực, vất vả của tuổi thơ, Thạch Ngọc Hải đã sáng lập dự án “Cho em” với mong muốn hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường, đặc biệt là trẻ em ở vùng biên giới Tây Nam.

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Người Ba Na và ước mơ sung túc

Dưới tiết trời se lạnh, gió đẩy từng hơi rừng mát lạnh, người dân làng Kon Ktonh tập trung lại dưới mái nhà Rông để mừng Tết ăn thịt dúi. Lâu lắm rồi, bà con mới có dịp tụ họp đông đủ, chúc nhau sức khỏe, mùa màng bội thu, cuộc sống may mắn, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.