Lũ lụt làm 16.000 người Kazakhstan phải sơ tán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Cơ quan khí tượng Kazakhstan ngày 2/4 cảnh báo mực nước có thể dâng cao hơn nữa khi tuyết tan trên khắp thảo nguyên rộng lớn.
Trái đất ấm lên làm tan sông băng ở Nam cực. Ảnh: Getty Images

Trái đất ấm lên làm tan sông băng ở Nam cực. Ảnh: Getty Images

Trên ứng dụng Telegram, Bộ Tình trạng khẩn cấp cho biết: “Các hoạt động cứu hộ đang tiếp tục và khoảng 16.000 người, trong đó có 6.000 trẻ em, đã được sơ tán”. Bộ trên nhấn mạnh tình hình phức tạp ở 5 khu vực phía Bắc và phía Đông, đồng thời cho biết các tuyến đường bộ đã bị cắt đứt tới 50 khu định cư.

Cùng ngày 2/4, Thủ tướng Olzhas Bektenov cho biết các khu vực chưa từng bị ảnh hưởng trước đây thì nay đang chứng kiến nước dâng cao, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ khuyến cáo sơ tán của chính phủ.

Trước đó, ngày 1/4, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã khiển trách các quan chức chính phủ vì không chuẩn bị cho trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 30 năm qua. Phát biểu với báo giới, ông cho biết: "Công tác dự báo hoàn toàn thiếu hụt do thiếu chuyên gia. Hậu quả và quy mô của thảm họa có thể thấp hơn nếu lãnh đạo địa phương có kế hoạch thực hiện các biện pháp kiểm soát lũ lụt".

Kazakhstan có khí hậu lục địa khá khắc nghiệt: khô nóng vào mùa hè, lạnh rét vào mùa đông.

Hiện tượng thời tiết cực đoan làm xuất hiện mưa lớn gây lũ lụt ở Kazakhstan có nguyên nhân sâu xa do trái đất nóng lên. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy, các kỷ lục một lần nữa bị phá vỡ về mức độ khí nhà kính, nhiệt độ bề mặt, sức nóng và axit hóa đại dương, mực nước biển dâng, lớp băng bao phủ và sự tan chảy của sông băng. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về trình trạng khí hậu toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm