Livestream trên Facebook: Biến tướng phản cảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tính năng livestream đem đến cho người sử dụng mạng xã hội Facebook có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khi có thể “truyền hình trực tiếp” một sự kiện đang diễn ra cho nhiều bạn bè cùng xem. Thế nhưng, bên cạnh tiện ích cho người dùng, chức năng này đang bị lạm dụng khi ngày càng có nhiều nội dung livestream phản cảm.
Livestream (phát trực tiếp) không còn quá xa lạ với bất kỳ ai đang sử dụng Facebook. Tính năng này đem lại cho người dùng, đặc biệt là các chủ shop quần áo, mắt kính, giày dép, đồng hồ, mỹ phẩm một hình thức kinh doanh hiệu quả. Thay vì đăng tải hình ảnh kèm vài lời giới thiệu, các chủ shop chỉ cần bật livestream, thu hút khách hàng vào xem, nhấn “like” (thích) và “share” (chia sẻ) sẽ nhận được những ưu đãi hấp dẫn cho sản phẩm muốn sở hữu. Người bán giới thiệu sản phẩm, tư vấn, trả lời nhanh chóng, tận tình từng “comment” (bình luận) và thắc mắc của khách hàng. Việc được tương tác trực tiếp đã mang lại cho các shop một lượng khách hàng không nhỏ. Thậm chí, cũng như nhiều chương trình truyền hình, các shop kinh doanh bằng hình thức này sẽ canh thời gian livestream vào các “khung giờ vàng” để hút được nhiều lượt tương tác nhất.
  Tính năng livestream trên Facebook đang bị nhiều người dùng để trục lợi. Ảnh: internet
Tính năng livestream trên Facebook đang bị nhiều người dùng để trục lợi. Ảnh: internet
Những người kinh doanh, mua bán là vậy, còn những người dùng khác thì livestream để làm gì? Muôn hình vạn trạng! Vì người dùng mong muốn đem cái mình đang làm, đang chứng kiến tận mắt lên Facebook nhanh nhất, nhận được sự theo dõi của cộng đồng “phây” nên có đủ kiểu nội dung được livestream. Đi trên một cung đường đẹp, livestream. Đi hái cà phê, livestream. Đi nghe ca nhạc, livestream. Hát karaoke, đi nhậu cũng livestream. Biến tướng hơn, không ít người khi gặp một vụ tai nạn giao thông trên đường cũng nhanh chóng dừng xe, bật livestream, không quên tận tình tường thuật diễn biến mà lẽ ra việc nên làm khi ấy là hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với các đám cháy, đánh nhau… Đi đám cưới cũng livestream để người người chúc phúc cô dâu chú rể hay cả đám tang cũng “phát trực tiếp” để mọi người cùng chia buồn, thành kính phân ưu! Khi hiếu hỉ, tang ma cũng được đem ra livestream, chung vui, chia buồn diễn ra chớp nhoáng, dễ dàng nhận thấy lượt tương tác trên mạng ảo tăng lên nhưng đồng thời mối dây quan hệ ngoài đời thực giữa mọi người với nhau cũng dần mất đi.
Không cần quan tâm đến đạo lý, văn hóa, phong tục, chỉ cần được chú ý là nguyên nhân khiến cho ngày càng nhiều người dùng mạng xã hội bất chấp để phát trực tiếp. Từ chỗ phục vụ nhu cầu giải trí, tính năng livestream đang bị “trục lợi”. Nắm rõ tâm lý tò mò, thích độc, lạ, ngày càng có nhiều kiểu livestream “dị” ra đời không thể được kiểm soát kịp thời bởi tốc độ lan truyền nhanh chóng của công nghệ. Lẽ dĩ nhiên, khi bị phản ánh, chủ nhân livestream sẽ phản kháng bằng câu “thích thì phát, xem hay không thì tùy”. Dù vậy, lựa chọn nội dung để phát trực tiếp sao cho phù hợp, không gây phản cảm, đi ngược với thuần phong mỹ tục cần được xem là trách nhiệm của mỗi người tham gia mạng xã hội.
 KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Việc tốt quanh ta

Việc tốt quanh ta

(GLO)- Cuộc sống hàng ngày quanh ta có rất nhiều người tốt với việc làm có ích, thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
 Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

(GLO)- Ngày 23-3, Nhóm từ thiện Fly To Sky phối hợp với Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Ia Grai, Chi hội Nhà báo các Báo thường trú tại Gia Lai tổ chức Ngày hội “Tháng ba biên giới” với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O, huyện Ia Grai).
Gia Lai sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân

Gia Lai sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trên địa bàn tỉnh.