Linh thiêng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019 trên đỉnh Nghĩa Lĩnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 14/4 (tức mùng 10/3 Âm lịch), tại điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ đã thay mặt đồng bào cả nước tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Sáng 14/4 (tức mùng 10/3 Âm lịch), tại điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh ngút ngàn linh khí, tỉnh Phú Thọ đã thay mặt đồng bào cả nước tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ tiên đã có công dựng nước.
Dự Lễ dâng hương có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo một số tỉnh, thành địa phương cùng đông đảo nhân dân trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
Đúng 6 giờ, trong không khí trang nghiêm, thành kính, tiếng nhạc lễ âm vang, Đoàn dâng hương, đoàn cờ phướn, đội nhạc hành lễ, đội rước kiệu lễ vật bắt đầu khởi hành từ sân Trung tâm lễ hội để lên Đền Thượng.
Đi đầu đoàn hành lễ là các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam rước Quốc kỳ, cờ hội và vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước.”
Đi sau là các thiếu nữ mang hương, hoa, lễ vật và 100 thanh niên tượng trưng cho con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng cùng đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với những truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu và quan niệm Trời tròn - Đất vuông của cha ông ta.
Đúng 6 giờ 30 phút, tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh uy nghiêm, Lễ dâng hương bắt đầu tiến hành. Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương được xem là ngày lễ trọng của cả dân tộc ta và đã trở thành tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm khảm của mỗi người Việt Nam. Đây còn là biểu tượng của giá trị văn hóa tinh thần vô cùng độc đáo và sâu sắc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn," nhớ về tổ tông, về nghĩa “đồng bào” để cùng nhau làm nên sức mạnh Việt Nam trong tiến trình dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc.
Trong thời khắc thiêng liêng, tại thượng cung, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu đã thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tri ân và tưởng nhớ công đức các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ non sông gấm vóc để ngày nay con cháu các Vua Hùng tiếp tục xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Cầu mong xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại trường tồn, đất nước bình an, phát triển vững mạnh, hùng cường.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện nghi lễ rót rượu dâng hương tại Đền Thượng. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện nghi lễ rót rượu dâng hương tại Đền Thượng. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Trước anh linh các Vua Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Kỷ Hợi 2019 đã đọc Chúc văn khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Bày tỏ lòng tự hào, biết ơn công đức tổ tiên, ca ngợi, khắc ghi công lao to lớn của các Vua Hùng; ca ngợi tinh thần quật khởi, kiên cường của các bậc tiền nhân đã không tiếc xương máu đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước; đồng thời kính cáo trước anh linh, các bậc tiền nhân về những thành tựu mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
Khẳng định lớp lớp thế hệ con cháu Lạc Hồng luôn một lòng đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, vận hội, ra sức thi đua, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp văn minh; nguyện một lòng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn xây dựng giang sơn hùng mạnh, góp phần vì hòa bình hữu nghị trên thế giới.
Sau Lễ dâng hương tại Đền Thượng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu đặt vòng hoa và thắp hương tại Lăng Hùng Vương; dâng hoa tại bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong” tại ngã năm Đền Giếng.
Bằng tình cảm, vinh dự và trách nhiệm, tỉnh Phú Thọ được thay mặt đồng bào cả nước trông coi lăng miếu, hương khói thờ cúng Tổ tiên. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ cùng với sự phối hợp và tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của ba tỉnh: Cần Thơ, Nghệ An và Sơn La đại diện cho các vùng, miền của cả nước đã triển khai tích cực Kế hoạch giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi 2019. Trong đó điểm nhấn là Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thành, thị trong tỉnh; Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; Chương trình nghệ thuật chào mừng Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi 2019; lễ rước kiệu của các xã vùng ven Đền Hùng; hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy; hội trại văn hóa của các huyện, thành, thị trong tỉnh...
Cùng thời điểm Lễ dâng hương các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tại các địa phương nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên cả nước và trong toàn tỉnh, cũng đồng loạt tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng theo nghi lễ truyền thống.
Nhiều gia đình trong toàn tỉnh cũng làm “mâm cơm tri ân” tỏ lòng thành kính dâng lên Tổ tiên cùng với thời khắc quan trọng này, đây là một trong những điểm mới được tỉnh Phú Thọ khuyến khích triển khai trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay.
Trung Kiên (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.