Liệu pháp hormone điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể tăng nguy cơ tim mạch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo HealthDay, một nghiên cứu được công bố trên chuyên san JACC: CardioOncology đã theo dõi sức khỏe tim của 616 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt khi họ được điều trị bằng hormone trong gần 5 năm sau khi được chẩn đoán ung thư.
 
Minh họa 3D ung thư tuyến tiền liệt ẢNH: SHUTTERSTOCK
Minh họa 3D ung thư tuyến tiền liệt ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu phát hiện liệu pháp loại bỏ nội tiết tố androgen (ADT) trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt thời gian dài làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến tim gần gấp 4 lần ở nhóm bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và cũng khiến tim của họ giảm thể lực.
Cụ thể, ADT sẽ có tác động đến những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đồng thời có bệnh lý tim mạch, khiến bệnh tim mạch nhanh diễn tiến xấu đi.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ điều trị bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có sức khỏe tim kém cần phải cảnh giác với các tác dụng phụ liên quan đến tim của ADT.
Ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây tử vong ở nam giới đứng thứ hai ở Mỹ. Ung thư tuyến tiền liệt được thúc đẩy bởi nội tiết tố nam androgen. ADT là liệu pháp dùng thuốc ngăn chặn sản xuất testosterone được sử dụng để giảm mức androgen trong cơ thể, với mục đích ngăn chặn ung thư.
ADT kết hợp với xạ trị là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Gần đây, việc sử dụng ADT kéo dài ở một số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã trở nên phổ biến hơn sau khi có các nghiên cứu cho thấy liệu pháp hormone này cải thiện kết quả điều trị ung thư.
Theo Khải Linh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.