Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ 2 được ghi danh Di sản Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo phong tục truyền thống của người Pà Thẻn, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối, kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh.
Lễ Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn đã trở thành một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tâm linh thể hiện sức mạnh phi thường của con người dám đương đầu với khó khăn, thách thức, xua đuổi những điều không may mắn. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Lễ Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn đã trở thành một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tâm linh thể hiện sức mạnh phi thường của con người dám đương đầu với khó khăn, thách thức, xua đuổi những điều không may mắn. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Đêm 26/9, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang, sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng Ghi danh Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang (Lâm Bình) là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Đây là niềm tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị các di sản.

Đầu tháng 6/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp chứng nhận 4 Di sản Văn hóa Phi vật thể của tỉnh Tuyên Quang vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, nâng tổng số Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia của tỉnh lên 16 di sản.

Bốn di sản gồm: Lễ hội Đình Hồng Thái, xã Tân Trào (Sơn Dương); Tri thức và Tập quán trồng Lúa nước của người Tày xã Lăng Can, xã Hồng Quang, xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên (Lâm Bình); Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang (Lâm Bình); Tri thức về Cọn nước của người Tày xã Trung Hà, xã Hà Lang (Chiêm Hóa), xã Côn Lôn (Na Hang), xã Phúc Yên (Lâm Bình).

Trong số này, Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia, dành cho cộng đồng người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Trước đó, trong đợt 1, di sản này đã được công nhận ở lĩnh vực lễ hội truyền thống do cộng đồng người Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang thực hành (văn bản số 5079/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/12/2012).

Theo phong tục truyền thống của người Pà Thẻn, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối, kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh, giúp cho những người Pà Thẻn thêm can đảm, mạnh mẽ.

Dân tộc Pà Thẻn (còn có tên gọi là Pà Hưng) là dân tộc có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, đây là dân tộc có số dân ít.

Hình ảnh đặc sắc trong lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
Hình ảnh đặc sắc trong lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Ở Tuyên Quang, bà con cư trú chủ yếu tại thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình và xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, (Tuyên Quang) với khoảng 700 nhân khẩu.

Lễ hội Nhảy lửa (Pò dính) là lễ hội có những bản sắc văn hóa hết sức độc đáo, mang ý nghĩa thiêng liêng và huyền bí của người Pà Thẻn.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, khi mọi công việc đồng áng đã xong, bắt đầu từ 16/10 âm lịch năm trước đến 15/1 âm lịch năm sau.

Trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn luôn có quan niệm xung quanh họ có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh.

Đối với người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn cho họ, vì vậy khi Lễ hội Nhảy lửa diễn ra thì tất cả mọi người trong làng đều có mặt để hò reo cổ vũ.

Nhảy lửa là nghi lễ để đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, có ý nghĩa tượng trưng cho việc các vị thần xuống trần gian tắm nước và phù hộ cho dân làng thêm sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Để chuẩn bị cho Lễ Nhảy lửa, ngay từ buổi chiều hôm đó, các thanh niên Pà Thẻn đã gánh củi về, đốt ở ngoài sân. Điều kiện để có thể chủ trì lễ nhảy lửa là thầy cúng phải cao tay, biết cúng và biết dùng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc để mời thần thánh xuống trần gian và hóa thân vào những người có khả năng nhảy lửa.

Lễ hội Nhảy lửa chính thức được bắt đầu vào khoảng 8 giờ tối. Mở đầu, thầy cúng bày lễ vật lên mâm cúng, thắp nến, và hương, đọc bài cúng đầu tiên nói lên lý do tổ chức Lễ hội Nhảy lửa bằng tiếng Pà Thẻn.

Sau đó, thầy cúng sai các thanh niên nhóm lửa vào đống củi, rồi cầm bát nước thơm vẩy vào bốn góc của đống lửa và vẩy lên các học trò.

Tiếp đó, thầy quay về đàn cúng, tay gõ đàn Pàn dơ và lắc Pà sán tầu liên tục, miệng đọc các bài cúng để mời các vị thần về nhập vào các chàng thanh niên Pà Thẻn.

Ngồi bên đống lửa lúc này có khoảng từ 8-10 chàng trai khỏe mạnh trong bản. Sau vài phút thầy cúng mời các thần, cơ thể của các chàng trai bắt đầu rung lên, ánh mắt khác lạ, đầu lắc qua, lắc lại...

Người Pà Thẻn tin rằng đây là lúc các vị thần ở trên trời đã xuống và nhập vào các chàng trai. Rồi từng người một lao vào nhảy múa giữa đống lửa đang đỏ hồng với bàn chân trần.

Trong tiếng hò reo của mọi người, những chàng trai Pà Thẻn vẫy vùng trong ánh lửa hồng rực, than hồng cháy rực phủ kín thân thể họ.

Khi một người nhảy xong lao từ trong đống than hồng ra, lại có một người khác vào tiếp nối, cũng có khi hai, ba người cùng vào nhảy lửa một lúc.

Họ dùng cả tay và chân trần để phá đống than đỏ rực cho tới khi tàn lửa. Khi nhảy lửa, đôi mắt họ nhắm nghiền, dường như có một thế lực siêu nhiên nào đó dẫn dắt khiến họ hoàn toàn không cảm thấy sức nóng của lửa, làn da không bị bỏng, cơ thể không đau đớn.

Lễ Nhảy lửa diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ. Lửa tàn thì nhóm lại, rồi nhảy tiếp cho đến khi đống than tàn hẳn mới thôi.

Khi lửa tàn hẳn, thầy cúng đọc bài cúng tiễn các thần về trời, lúc này các chàng trai mới dần trở lại trạng thái bình thường. Điều huyền bí là không một người nào bị lửa làm tổn thương.

Những chàng trai sau khi nhảy lửa, bàn tay, bàn chân và gương mặt của họ chỉ bám đầy than đen, hoàn toàn không một chút dầu vết bị cháy bỏng hay xước xát gì.

Lễ hội kết thúc, thầy cúng đọc bài cúng cảm ơn các vị thần đã xuống góp vui cùng dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia.

Mang màu sắc tâm linh và huyền bí, Lễ hội Nhảy lửa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn là minh chứng cho sức mạnh, cho quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người.

Đây không chỉ là ngày vui của người Pà Thẻn, không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo lưu được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác.

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.