Công bố thêm nhiều Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký một số văn bản, công bố thêm nhiều di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Đó là các di sản ở các lĩnh vực như tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...

Trong số đó, tỉnh Tuyên Quang có 4 di sản được công nhận gồm: “Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn” (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình); “Lễ hội đình Hồng Thái” (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương); “Tri thức về cọn nước của người Tày” (xã Trung Hà, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa; xã Côn Lôn huyện Na Hang; xã Phúc Yên huyện Lâm Bình); và “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày” (xã Lăng Can, xã Hồng Quang, xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình).

Tỉnh Điện Biên có 4 di sản được công nhận lần này là “Nghệ thuật múa của người Lào” (huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông); “Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng” (huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông); “Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì” (xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé) và “Nghề rèn của người Mông.”

Bên cạnh đó còn có các di sản: “Hát ru của người Tày” (xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn); “Nghề dệt thổ cẩm của người Tày” (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) và “Nghệ thuật Khèn của người Mông” (huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)... cũng được công bố trong danh mục sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này.

Trong số này, “Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn” lần thứ 2 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, dành cho cộng đồng người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Trước đó, trong đợt 1, di sản này đã được công nhận ở lĩnh vực lễ hội truyền thống do cộng đồng người Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang thực hành (văn bản số 5079/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/12/2012).

Theo Cục Di sản văn hóa: "Nhảy lửa" (Cầu lửa) là lễ hội truyền thống của người Pà Thẻn - một lễ hội độc đáo, đậm nét Shaman giáo, sơ khai và huyền bí.

Theo truyền thống, "Nhảy lửa" gắn liền với lễ truyền nghề thầy cúng - được tổ chức cho các thầy cúng nhận học trò và truyền nghề.

Theo tiếng Pà Thẻn, lễ truyền nghề thầy cúng được gọi là “Póc Quơ,” hội Nhảy lửa được gọi là “Po dinh họn a tờ.”

Ngày nay, lễ hội này được biết đến rộng rãi với tên gọi Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn.

Lễ hội Nhảy lửa còn là một di sản văn hóa mang tính đại diện tộc người, được biết đến như một bản sắc riêng của cộng đồng người Pà Thẻn.

Khi nhắc đến Lễ hội Nhảy lửa, người ta nghĩ ngay đến người Pà Thẻn và ngược lại. Đây cũng là lễ hội duy nhất của người Pà Thẻn còn duy trì đến ngày nay.

Lễ hội nhảy lửa vẫn được người Pà Thẻn tổ chức thường xuyên thu hút đông đảo khách du lịch khi khám phá nét văn hóa độc đáo của dân tộc này.

Không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác của người Pà Thẻn, tạo nên nét đặc trưng riêng của dân tộc...

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.