Lễ cúng thần sâm dưới chân núi Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội Sâm Ngọc Linh- Sâm quốc gia đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Xơ Đăng ở H. Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), với nhiều nội dung phong phú như: rước biểu tượng sâm, cúng thần sâm, thi trồng sâm, hội chợ Sâm.
 

Rượu Sâm – quà của đại ngàn cũng là lễ vật được dâng lên Thần Sâm và sau đó để cho dân làng, du khách tận hưởng.
Rượu Sâm – quà của đại ngàn cũng là lễ vật được dâng lên Thần Sâm và sau đó để cho dân làng, du khách tận hưởng.


Lễ hội tạo dấu ấn khó quên, đồng thời mở ra nhiều hướng làm ăn với đối tác nước ngoài, chí ít cũng bắt đầu khai hoa nở nhụy cho chân trời du lịch ở Nam Trà My, đánh dấu cho sự phát triển của Nam Trà My sau 17 năm thành lập huyện (2003 – 2020).

 

 Rượu Sâm như là phép mầu sau khi dâng lên Thần Sâm được người đại diện trong làng thoa lên đầu dân làng nói riêng và những người dự lễ hội, lễ cúng nói chung.
Rượu Sâm như là phép mầu sau khi dâng lên Thần Sâm được người đại diện trong làng thoa lên đầu dân làng nói riêng và những người dự lễ hội, lễ cúng nói chung.


Đoàn khách của quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc, địa phương kết nghĩa với H. Nam Trà My có mặt dự đêm khai mạc Lễ hội Sâm Ngọc Linh năm 2018 mang nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó có tình làng nghĩa xóm của H. Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plong (tỉnh Kon Tum) có chung đường ranh giới với Trà Linh- quê hương sâm Ngọc Linh. Tại đêm khai mạc lễ hội năm ấy, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sâm củ Ngọc Linh cho Trà Linh thuộc H. Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và 2 xã Măng Ri, Ngọc Lây thuộc H. Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Riêng Nam Trà My, chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh được mở rộng diện tích trồng, bảo tồn, và phát triển sâm Ngọc Linh ra 7/10 xã.
 

 Múa cồng chiêng của người Xơ Đăng quanh biểu tượng Sâm như để dâng lên Thần Sâm.
Múa cồng chiêng của người Xơ Đăng quanh biểu tượng Sâm như để dâng lên Thần Sâm.


Như đã nói ở trên, trong khuôn khổ Lễ hội Sâm, Lễ cúng Thần Sâm dưới chân núi Ngọc Linh đã gây chú ý với những khoảnh khắc ấn tượng, mong sao mưa thuận gió hòa để cây sâm được bình yên, nhanh lớn, ra hoa, kết trái đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người Xơ Đăng và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Theo Huỳnh Trương Phát (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.