Lào ra quy định mới giữa tranh cãi về đập thủy điện sông Mê Kông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính phủ Lào ra nghị định về quản lý thủy điện, giữa nhiều tranh cãi về tác động của đập thủy điện đối với sông Mê Kông.

 Dự án đập thủy điện Sanakham tại Lào - Ảnh: MRC
Dự án đập thủy điện Sanakham tại Lào - Ảnh: MRC


Hãng Reuters ngày 25.2 đưa tin chính phủ Lào vừa ban hành quy định mới về quản lý các đập thủy điện nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu nước và lũ lụt, giữa tranh cãi về việc bùng nổ thủy điện làm thay đổi dòng chảy sông Mê Kông.

Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 4.3, buộc tất cả các đơn vị vận hành đập thủy điện phải thông báo với cơ quan chức năng khi các hồ chứa đạt mức tích nước tối đa, hoặc khi mực nước hạ nguồn xuống dưới mức báo động.

“Quản lý hiệu quả tài nguyên nước và sông ngòi, đặc biệt là những nơi được sử dụng bởi các nhà máy thủy điện, được xem là vấn đề quan trọng không kém việc Lào cố gắng xây thêm nhiều đập và trở thành một nước xuất khẩu điện quan trọng”, theo tờ Vientiane Times.

Bộ Năng lượng và Bộ Ngoại giao Lào chưa đưa ra phản hồi khi được hỏi về nhận định liên quan nghị định trên. Phát triển thủy điện là phần trung tâm trong kế hoạch của Lào nhằm xuất khẩu khoảng 20.000 MW điện sang các nước láng giềng trước năm 2030.

Ít nhất 50 đập thủy điện đã được xây trong 15 năm qua trên hàng trăm con sông ở Lào, với ít nhất 14 đập trên dòng chính và phụ lưu sông Mê Kông được hoàn thiện kể từ năm 2018, theo tổ chức Mekong Infrastructure Tracker.

Các nhà bảo vệ môi trường cho rằng những con đập gây thiệt hại cho hệ sinh thái mong manh dọc theo lưu vực sông.

Theo chuyên gia Gary Lee, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Tổ chức International Rivers, dù Lào xây dựng và triển khai nhiều quy định, hướng dẫn về thủy điện trong vài năm gần đây, việc thực thi và giám sát vẫn còn yếu.

Theo KHÁNH AN (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

VinFast VF5 là xe ô tô bán chạy nhất thị trường Việt Nam năm 2024

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu về thị trường Việt Nam năm 2024 đạt 173.561 chiếc, trị giá 3,62 tỷ USD (tăng 45,8% về lượng và tăng 27,6% về trị giá so với năm 2023). Còn tại thị trường trong nước, VinFast VF5 là xe ô tô bán chạy nhất năm với 32.000 chiếc.